Fed bắt đầu lộ trình giảm mua trái phiếu nhưng chưa tăng lãi suất
Trước sức ép lạm phát gia tăng, Fed bắt đầu phát đi thông điệp giảm dần khối lượng mua trái phiếu doanh nghiệp nhưng chưa tính đến tăng lãi suất vì rất nhiều bất định trong tăng trưởng và sức phục hồi kinh tế Mỹ còn hạn chế. Dù vậy, Fed thừa nhận tình hình ngày một khó khăn khi theo đuổi một lúc hai mục tiêu là toàn dụng việc làm và ổn định giá cả…
Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) Jerome Powell hôm thứ Sáu (22/10) cho biết Fed sẽ bắt đầu quá trình giảm hỗ trợ nền kinh tế bằng cách cắt giảm việc mua tài sản tài chính (chứng khoán kho bạc và trái phiếu doanh nghiệp đảm bảo bằng thế chấp), nhưng ông Powell cũng cho biết rằng Fed chưa tính toán tới việc tăng lãi suất cơ bản trong thời gian tới.
Thông điệp giảm dần nới lỏng chính sách tiền tệ
“Tôi nghĩ đã đến lúc phải giảm bớt việc mua tài sản; tôi không nghĩ đã đến lúc tăng lãi suất cơ bản”, ông Powell phát biểu tại một hội nghị trực tuyến, đồng thời lưu ý rằng hiện tại số liệu việc làm của Mỹ vẫn còn ít hơn 5 triệu việc làm so với trước đại dịch virus viêm phổi Vũ Hán tấn công vào nền kinh tế này. Ông cũng nhắc lại quan điểm của mình rằng lạm phát cao có thể sẽ giảm bớt trong năm tới khi áp lực từ đại dịch giảm dần.
Ông nói: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi có thể kiên nhẫn và cho phép thị trường lao động có thời gian phục hồi”. Câu nói của ông ám chỉ rằng việc tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ như hiện nay là cần thiết cho phục hồi tăng trưởng và việc làm ở Mỹ.
Fed đã hứa sẽ giữ lãi suất chuẩn qua đêm ở mức gần 0% hiện tại cho đến khi nền kinh tế trở lại trạng thái toàn dụng và lạm phát đã đạt mục tiêu 2% của ngân hàng trung ương. Hiện tại, lạm phát đang tăng cao hơn so với mức mục tiêu này và đã duy trì mức tăng cao trong suốt 8 tháng qua.
“Rất có thể” mục tiêu toàn dụng lao động của Fed vẫn được Fed duy trì vào năm tới. Lý do Fed đưa ra là tăng trưởng và sức phục hồi của Mỹ chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi đợt bùng phát Covid-19 trở lại vào tháng 8 và tháng 9, trong khi đứt gãy chuỗi cung ứng vì thiếu việc làm đã khiến giá cả tăng mạnh trở lại.
Tuy nhiên, ông Powell có lưu ý rằng ‘chính sách lãi suất’ không phải chắc chắn sẽ duy trì như vậy. Hiện tại, lạm phát đã tăng cao và kéo dài hơn dự kiến ban đầu. Ông Powell nói thêm: “Chính sách của chúng tôi được định vị tốt để quản lý một loạt các kết quả hợp lý”.
Các nhận xét dường như mở ra khả năng Fed lo ngại: Cần phải tăng lãi suất để ngăn lạm phát vượt khỏi tầm kiểm soát và bằng cách đó, cắt giảm khả năng phục hồi việc làm.
Tuy nhiên, trước quan điểm lo ngại lạm phát này, ông Powell chưa có đồng tình cao mặc dù Chủ tịch của Fed cũng thấy rằng Fed ngày càng khó khăn khi đảm bảo hai mục tiêu kép: toàn dụng lao động và ổn định giá cả.
Powell cho biết ông không thấy đó là tình hình hiện tại, nhưng ông thấy căng thẳng ngày càng tăng giữa hai nhiệm vụ của Fed là toàn dụng lao động và giá cả ổn định.
Thời kỳ lãi suất cơ bản cao hơn đang đến gần
Fed đã báo hiệu rằng họ có thể sẽ bắt đầu giảm việc mua trái phiếu kho bạc hàng tháng và chứng khoán được bảo đảm bằng thế chấp vào tháng tới. Hiện tại, Fed đang bỏ ra 120 tỷ USD mua tài sản tài chính hàng tháng, con số sẽ giảm dần trong tháng tới.
Khoảng một nửa trong số các nhà hoạch định chính sách của Fed tin rằng việc tăng lãi suất sẽ cần phải theo sau vào năm 2022, một số ít cho rằng có thể phải đến vào mùa hè. Một nửa còn lại cho rằng việc tăng lãi suất là không phù hợp cho đến năm 2023, và một trong số đó – Chủ tịch Fed chi nhánh Minneapolis là Neel Kashkari – cho rằng Fed nên cầm cự lãi suất gần 0% này cho đến năm 2024.
Hiện tại, giá tiêu dùng đã tăng gấp hơn 2 lần mục tiêu của Fed.
Ông Powell lưu ý, “những hạn chế về nguồn cung và lạm phát gia tăng có thể sẽ kéo dài hơn dự kiến trước đây và kéo dài sang năm sau, tiền lương cũng bị tăng lên theo”.
Tuy nhiên, ông nói, trường hợp có khả năng xảy ra nhất là áp lực lạm phát giảm bớt và tăng trưởng việc làm sẽ tiếp tục phục hồi tốc độ.
Hiện tại, Fed sẽ theo dõi và chờ đợi, ông Powell nói thêm.
Phản hồi thông điệp của Fed, hôm qua chỉ số chứng khoán Dow Jones đã tăng kỷ lục.