‘Quay lưng’ với vắc-xin Trung Quốc, Brazil chuyển sang mua vắc-xin Hoa Kỳ
Brazil lúc ban đầu phụ thuộc rất nhiều vào vắc-xin COVID-19 của Trung Quốc. Nhưng hiện tại, nước này đã ngừng đặt vắc-xin của Trung Quốc mà chuyển sang mua vắc-xin do Hoa Kỳ sản xuất.
Brazil là khách hàng lớn mua vắc-xin Trung Quốc, đây cũng là ví dụ thành công trong quá khứ của Bắc Kinh về ngoại giao vắc-xin. Tuy nhiên, nước này đang nhanh chóng quay lưng với vắc-xin Trung Quốc, trong bối cảnh lo ngại về hiệu quả của nó với biến thể Delta và các loại vắc-xin khác trở nên dễ tiếp cận hơn.
Tờ Thời Báo Phố Wall hôm thứ Bảy (ngày 11/9) đưa tin, Chính phủ Brazil và người phát ngôn của Viện Butantan cho biết, Chính phủ nước này đã ngừng đàm phán mua thêm vắc-xin Sinovac. Chính phủ Brazil cũng tuyên bố, họ sẽ không khuyến nghị sử dụng vắc-xin Sinovac để tiêm mũi nhắc lại thứ ba.
Giống như Brazil, một số quốc gia Mỹ Latinh khác và các nước Đông Nam Á đã giảm sự phụ thuộc vào các loại vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc và bắt đầu chuyển sang sử dụng vắc-xin của Hoa Kỳ. Điều này cũng liên quan đến tiến độ tiêm chủng chậm ở Mỹ, đã giải phóng nguồn cung cấp vắc xin Pfizer và Moderna ở nước ngoài.
Theo dữ liệu từ chính phủ Brazil, trong hai tháng đầu tiên bắt đầu tiêm chủng vào đầu năm nay, vắc-xin Trung Quốc chiếm 80% [số vắc-xin được sử dụng để tiêm chủng] và tỷ lệ hiện tại là chưa tới 35%.
Cho đến nay, Brazil đã mua 100 triệu liều vắc-xin Sinovac và hầu như tất cả các liều vắc-xin đều đã được phân phối. Khoảng 2/3 người Brazil đã tiêm một mũi và hơn 1/3 đã tiêm hai mũi.
Người phát ngôn của chính phủ cho biết, chính phủ đã ngừng thảo luận về việc có nên mua thêm 30 triệu liều vắc-xin của Trung Quốc hay không. Đây là khuyến nghị của Cơ quan Y tế Brazil vào tháng trước.
Bộ trưởng Y tế Brazil Marcelo Queiroga cho biết trong một cuộc phỏng vấn trên truyền hình vào tuần trước rằng, chính phủ không còn khuyến nghị sử dụng vắc-xin Trung Quốc để tiêm nhắc lại, thay vào đó họ khuyến nghị sử dụng vắc-xin Pfizer của Mỹ.
Viện Butantan, một nhà sản xuất vắc xin địa phương ở Brazil, cũng xác nhận rằng, các cuộc đàm phán mua vắc-xin với Trung Quốc không có tiến triển và không có thỏa thuận nào được ký kết.
Ngay cả trước khi biến thể Delta xuất hiện và lây lan nhanh chóng, các nhà dịch tễ học và một số nghiên cứu đã bày tỏ lo ngại về việc tiếp tục sử dụng vắc-xin Sinovac.
Đầu năm nay, Sinovac trở thành loại vắc-xin duy nhất được sử dụng rộng rãi ở Brazil và được ưu tiên cho các nhân viên y tế và người cao tuổi. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu Brazil, kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vắc xin COVID-19 do Trung Quốc sản xuất cho thấy hiệu quả chỉ khoảng 50,4% – thấp hơn nhiều so với dữ liệu công bố ban đầu.
Năm nay, một nghiên cứu của Viện Y tế Toàn cầu Barcelona và Quỹ Oswaldo Cruz ở Brazil đã chỉ ra rằng, vắc-xin Sinovac ít hiệu quả hơn đối với người cao tuổi, chỉ có 28% hiệu quả đối với những người trên 80 tuổi. Mặc dù nghiên cứu này chưa trải qua đánh giá của người trong ngành
Đối với nhiều quốc gia không có khả năng tiếp cận ngay lập tức với vắc-xin được sản xuất ở phương Tây, việc mua vắc-xin của Trung Quốc là cần thiết trong bối cảnh không tiếp cận được các loại vắc-xin khác hiệu quả hơn. Nhưng bây giờ tình hình đã thay đổi.
Carla Domingues, cựu giám đốc Chương trình Tiêm chủng Quốc gia của Brazil, cho biết: “Thật vô nghĩa khi mua loại vắc-xin này … nó có hiệu quả rất thấp ở người cao tuổi. Tốt hơn là bạn nên mua loại vắc-xin khác”.
nguồn: https://www.dkn.tv/the-gioi/quay-lung-voi-vac-xin-trung-quoc-brazil-chuyen-sang-mua-vac-xin-hoa-ky.html
I’ll right away grab your rss feed as I can’t find your email subscription link or newsletter service. Do you have any? Kindly let me know in order that I could subscribe. Thanks.
Hello.This post was really motivating, particularly because I was searching for thoughts on this subject last Friday.
Hello. magnificent job. I did not imagine this. This is a fantastic story. Thanks!