Share

Bắc Kinh đang ‘nắn gân’ Mỹ về Đài Loan – Ông Biden sẽ phản ứng thế nào?

Chỉ trong một tuần, Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan ở mức kỷ lục: hơn 150 lần. Ngoại giới nhận định rằng Bắc Kinh đang ‘nắn gân’ giới hạn của chính quyền ông Biden sau thất bại của chính quyền này ở Afghanistan. Liệu chính quyền ông Biden có thể đi bao xa trong việc bảo vệ đồng minh chiến lược, duy trì thế cờ vây mà ông Trump đã để lại cho Đài Loan? 

Dĩ nhiên, Đài Loan không phải Afghanistan. Đài Loan vượt trội và đáng nể về tất cả phương diện, từ vị trí địa lý trọng yếu với Mỹ và Trung Quốc ở Thái Bình Dương, năng lực quốc phòng, công nghệ, sự thịnh vượng dựa trên nền tảng lập quốc dân chủ và tự do… Tất cả những điều này, Afghanistan không thể so sánh. 

Thời cơ vàng cho Bắc Kinh? 

Điểm yếu duy nhất của Đài Loan là nó đóng vai trò như cánh cửa mở ra Thái Bình Dương của Bắc Kinh, nó cũng là vết nhơ trong lịch sử của Bắc Kinh và sự thịnh vượng, tự do ở Đài Loan luôn được mang ra để so sánh với sự hà khắc của chính quyền Bắc Kinh. Nên nhớ, không chỉ là vấn đề lịch sử, tổ tông, văn hoá và chữ viết, Đài Loan còn là cánh cửa mở ra Thái Bình Dương cho Trung Quốc, nó liên quan mật thiết tới lợi ích hàng hải, năng lực hải quân và cơ hội làm suy yếu Mỹ từ Thái Bình Dương. 

Tất cả những điều đó khiến Bắc Kinh gấp rút thôn tính Đài Loan, đặc biệt đẩy nhanh quá trình này khi ‘hòn đá tảng’ của Đài Loan là Mỹ bắt đầu suy yếu trong góc nhìn từ Trung Nam Hải. 

Thất bại thảm hại của Mỹ ở Afghanistan, các vấn đề nội bộ ngày một gay gắt trong lòng nước Mỹ có thể là động lực cho Bắc Kinh leo thang chiến sự ở Đài Loan. Rất có thể, Bắc Kinh tin rằng chưa bao giờ Mỹ suy yếu đến vậy và đây là cơ hội vàng trong lịch sử để Bắc Kinh thâu tóm Đài Loan dù phải trả giá đắt bằng vũ lực. 

Hoạt động quân sự của Trung Quốc xung quanh Đài Loan đã tăng lên mức chưa từng có trong vài tháng qua. Máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã xâm phạm vùng nhận dạng phòng không của Đài Loan hơn 150 lần chỉ trong tuần trước.

Trong bối cảnh cạnh tranh quyền lợi và những đảm bảo khá mơ hồ từ Hoa Kỳ về vấn đề an ninh của Đài Loan, điều gì sẽ xảy ra khi Bắc Kinh cố gắng ‘nắn gân’ Hoa Kỳ, để thử mức độ quyết tâm của Hoa Kỳ trong việc bảo vệ Đài Loan. Khi ông chủ Nhà trắng không phải là Donald Trump, người đã đưa quan hệ Mỹ – Đài ra khỏi vùng xám sau 40 năm, bán hàng chục tỷ USD vũ khí cho Đài Loan, cử quân đội đồn trú ở quốc đảo này, ông chủ Nhà trắng mới của Mỹ, tổng thống Joe Biden có bước tiếp con đường của Trump hay không? Nhà trắng và Lầu năm góc sẽ phản ứng thế nào? 

Chuyên gia: Đài Loan có thể bị Mỹ bỏ rơi dưới thời ông Joe Biden

Trong một bài bình luận trên 19fortyfive, ông Brend Sadler, nhà nghiên cứu của Trung tâm Quốc phòng, Tổ chức Di sản,cho biết, quan hệ giữa Mỹ và Đài Loan hiện tại không đưa ra bất kỳ sự đảm bảo nào về phản ứng quân sự của Hoa Kỳ nếu Trung Quốc tấn công. Nhưng Đạo luật năm 1979 quy định rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp cho Đài Loan vũ khí để tự vệ và Washington sẽ duy trì năng lực quân sự để thúc đẩy một giải pháp hòa bình giữa Trung Quốc và Đài Loan.

Theo nhận định của ông Sadler, việc ngăn cản Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến để thôn tính Đài Loan là điều quan trọng nhất. Nhưng chuyên gia này ám chỉ rằng điều đó [một cuộc chiến] chỉ có thể xảy ra khi cán cân quân sự ở thế bất lợi cho trung Quốc.

Sau đó, chính quyền Trump nói rõ, cũng như việc tiếp tục bán vũ khí cho Đài Loan và sự hiện diện quân sự gần Đài Loan của Hoa Kỳ ngày nay, rằng Hoa Kỳ sẽ hành động để đảm bảo tình hình được giải quyết một cách hòa bình.

Nhưng Mỹ bất lợi vì cán quân quân sự đã chuyển hướng về phía Bắc Kinh

Và mặc dù các chính quyền Mỹ tiếp tục cung cấp vũ khí phòng thủ cho Đài Loan, mặc dù Đài Loan đẩy mạnh sản xuất tên lửa tầm xa và các loại vũ khí phòng thủ và tấn công khác, cán cân sức mạnh quân sự đã trượt dốc. Mối đe dọa từ Đại lục trong những năm gần đây đã tăng lên đáng kể, trước tiên là chống lại Đài Loan, và bây giờ là chống lại Mỹ.

Năm 2005, Bắc Kinh thông qua luật chống ly khai quy định rằng Trung Quốc sẽ phải sử dụng vũ lực quân sự nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Tuy nhiên, những tuyên bố sau đó của Bắc Kinh cho thấy rõ ràng sự kiên nhẫn đối với việc thống nhất là có giới hạn, và việc Đài Loan không hợp tác trong vấn đề này có thể dễ dàng khiến Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) tấn công Đài Loan.

Vào thời điểm đó, Hoa Kỳ duy trì ưu thế cả về chất lượng và số lượng so với PLA. Đến năm 2020, sau hơn một thập kỷ, PLA đã củng cố và mở rộng lực lượng, gây bất ổn đáng kể cho cán cân quyền lực xuyên eo biển.

Theo Tổ chức Di sản, Trung Quốc hiện đang sở hữu năng lực hạt nhân đáng gờm. Binh chủng Tên lửa Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLARF) sở hữu một loạt các hệ thống vũ khí hạt nhân trên đất liền. Lực lượng này bao gồm hơn 100 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM). Kho vũ khí ICBM của Trung Quốc bao gồm tên lửa Đông Phong DF-4 và DF-5 phóng từ hầm chứa, Đông Phong DF-31 có khả năng triển khai di động trên đường bộ và đường sắt và Đông Phong DF-41 thế hệ mới vốn được cho là có thể mang theo 10 đầu đạn hạt nhân và tấn nước Mỹ từ bất kỳ địa điểm nào tại Trung Quốc . 

PLARF cũng sở hữu nhiều loại tên lửa tầm ngắn, tầm trung và tầm xa có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc đầu đạn thông thường và tấn công mục tiêu với độ chính xác cao. Ví dụ, tên lửa DF-26 tầm xa có thể tấn công các mục tiêu ở xa như Guam và tên lửa tầm trung DF-17 có thể mang tên lửa siêu thanh kép có khả năng tấn công nhanh chóng các mục tiêu trong tầm với, bao gồm cả các căn cứ quân sự trong khu vực của Hoa Kỳ. Tất cả các tên lửa này đều có thể triển khai di động bằng đường bộ hoặc bằng đường sắt, vốn gây thách thức lớn cho Hoa Kỳ trong khu vực.

Trên biển, quân đội ĐCS Trung Quốc triển khai 4 tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân (SSBN) lớp Tấn Type 094. Các tàu ngầm này được cho là được trang bị tới 12 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. Bắc Kinh cũng đang phát triển tàu ngầm Type 096 và JL-3 SLBM có khả năng tấn công mạnh hơn, có thể nhắm mục tiêu vào Hoa Kỳ từ các vùng biển ven bờ của Trung Quốc.

Trung Quốc đang hoàn thiện bộ ba hạt nhân chiến lược của mình với máy bay ném bom H-6N phiên bản mới có thể mang tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Máy bay ném bom H-6K cũng có thể mang tên lửa hành trình hạt nhân. Cũng có báo cáo rằng Trung Quốc đang phát triển một máy bay ném bom chiến lược tầm xa mới, H-20, đây sẽ là thiết kế máy bay ném bom chiến lược mới đầu tiên của Trung Quốc trong nhiều thập kỷ — và có thể đưa Guam và Hawaii vào tầm ngắm.

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong nhiều tháng đã lên tiếng báo động về việc Trung Quốc đang mở rộng khả năng vũ khí hạt nhân. Báo cáo thường niên năm 2020 của Lầu Năm góc gửi Quốc hội Hoa Kỳ về quân đội Trung Quốc ước tính rằng kho dự trữ đầu đạn hạt nhân đang hoạt động của Trung Quốc ở mức thấp với khoảng 200 đầu đạn. Trong phiên điều trần trước Quốc hội vào tháng 4, Đô đốc Charles Richard, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Chiến lược Hoa Kỳ, cảnh báo rằng Trung Quốc đang tiến hành “sự mở rộng chưa từng có” đối với các lực lượng hạt nhân và kho vũ khí hạt nhân của nước này có thể tăng gấp đôi vào cuối thập kỷ này.

Ông Sadler cho biết, với sự mất cân bằng này, mọi hành động của PLA và mọi bài phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình liên quan đến tương lai của Đài Loan đều mang thêm yếu tố ‘nước ngoài’. Đó là lý do tại sao bài phát biểu của ông Tập, được phát biểu vào ngày kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã nhận được rất nhiều sự chú ý — đặc biệt là khi ông thảo luận về “các vấn đề về Đài Loan và thực hiện thống nhất hoàn toàn…”.

Trung Quốc ngày càng trở nên hiếu chiến và quyết đoán

Ngoài cán cân quân sự thuận lợi, không phải trả giá đắt cho những hành động vi phạm gần đây, Trung Quốc sẽ cảm thấy ít bị ràng buộc hơn. Hãy xem xét: Việc Trung Quốc đơn phương hủy bỏ Tuyên bố chung Trung-Anh năm 2021 về việc trao trả Hong Kong dẫn đến không có lệnh trừng phạt nào. Cuộc diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ đang diễn ra ở Tân Cương và các trừng phạt là nhỏ lẻ. Cuộc bức hại Pháp Luân Công từ năm 1999 và nạn mổ cướp nội tạng sống của các học viên Pháp Luân Công được ĐCSTQ hậu thuẫn để bán cho thị trường cấy ghép phi pháp và phi lợi nhuận cũng chìm vào yên lặng. Tất cả những tội ác này của ĐCSTQ rất tiếc vẫn đang bị thế giới hầu hết làm ngơ hoặc phản ứng qua loa. 

Đổi lại, thái độ của Trung Quốc càng ngày càng ngỗ ngược, hung hăng và đặt mình vào vị trí dẫn đầu thế giới. Ông Gordon Chang bình luận trên 19Fortyfive, ông Tập Cận Bình và những người khác ở Bắc Kinh hiện nay dường như tin rằng Hoa Kỳ đang suy tàn và sẽ không phản đối những nỗ lực của họ để chia rẽ các nước láng giềng. Nói tóm lại, sự răn đe của Hoa Kỳ đang thất bại.

Sự răn đe thất bại đặc biệt rõ ràng khi ông Dương Khiết Trì, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, gặp Ngoại trưởng Antony Blinken và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan ở Anchorage vào giữa tháng Ba năm 2021 vừa qua. “Vì vậy, hãy để tôi nói ở đây rằng, trước mặt Trung Quốc, Hoa Kỳ không có đủ tư cách để nói rằng họ muốn nói chuyện với Trung Quốc từ một vị thế mạnh”, ông Dương nói trong bài phát biểu khai mạc.

Kể từ đó, người Trung Quốc không còn biết khiêm tốn là gì nữa. Vào ngày 10/8, tờ Nhân dân Nhật báo, ấn phẩm có thẩm quyền nhất của Trung Quốc, đã đăng một bài có tiêu đề “Hoa Kỳ không còn mạnh để kiêu ngạo và không kiềm chế”.

Hơn nữa, khi Afghanistan thất bại, câu chuyện tuyên truyền chính của Bắc Kinh là Hoa Kỳ không thể hy vọng chống lại một Trung Quốc vĩ đại vì nước này thậm chí với Taliban họ còn không thể đối phó. Câu chuyện này phản ánh tư duy ở Bắc Kinh.

Bắc Kinh đồng thời cũng săn đuổi Đảng Dân Tiến cầm quyền của Đài Loan. “Các nhà chức trách của Đảng Dân Tiến cần phải giữ tỉnh táo và các lực lượng ly khai cần có khả năng đối mặt với hiện thực”, một bài xã luận từ tờ Thời báo Hoàn cầu, do Nhân dân Nhật báo kiểm soát, nêu rõ. “Từ những gì đã xảy ra ở Afghanistan, họ nên nhận thức rằng một khi chiến tranh nổ ra ở Eo biển, lực lượng phòng thủ của hòn đảo sẽ sụp đổ trong vài giờ và quân đội Hoa Kỳ sẽ không đến giúp đỡ”.

Tệ hơn nữa, các nhà lãnh đạo của Trung Quốc dường như nghĩ rằng quân đội Hoa Kỳ nói chung là không có khả năng. “Nó không thể chiến thắng trong một cuộc chiến tranh nữa”, Lu Xiang thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói với Thời báo Hoàn cầu khi Taliban chiếm được Kabul.

Vậy, Trung Quốc sẽ tấn công?

Các nhà bình luận chính trị như Gordon Chang và Brend Sadler đều cho rằng, một loạt áp lực, bao gồm dân số già, tranh chấp lãnh thổ chưa được giải quyết và nền kinh tế đang phát triển chậm lại, đang âm mưu thách thức tính chính danh của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), vốn được đặt lên từ lời hứa thịnh vượng thời hậu Thiên An Môn. Những áp lực này có thể khiến ông Tập phải hành động đối với Đài Loan trước khi lợi thế kinh tế và quân sự của Bắc Kinh bị suy giảm.

Cũng có một số nhà phê bình cho rằng Bắc Kinh sẽ không hành động gì đối với Đài  loan trước Thế Vận hội Mùa Đông để bảo vệ ‘hình ảnh’ toàn cầu. Sau đó, có trường phái “Thế vận hội Pax” nhận thấy mối quan tâm về hình ảnh toàn cầu. Tương tự, ông Tập cũng sẽ không làm gì trước đại hội đảng cộng sản vào mùa thu tới.

Cũng có triển vọng, được các bài viết về chiến lược của Trung Quốc ủng hộ, rằng Bắc Kinh nên đợi Đài Loan tự động sáp nhập vào Trung Quốc hơn là mạo hiểm hành động quân sự trong thời gian tới. Ngày 9/10, trong bài phát biểu ở Đại lễ đường Nhân dân tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình kêu gọi thống nhất “hòa bình” Đài Loan với Trung Quốc Đại lục, nói rằng đó là vì lợi ích của Bắc Kinh. “Thống nhất bằng một cách thức hòa bình là phù hợp nhất với lợi ích chung của đất nước Trung Quốc, bao gồm cả đồng bào Đài Loan”, nhà lãnh đạo nói. Ông Tập cũng tuyên b: “Việc thống nhất đất nước phải được thực hiện, và chắc chắn sẽ được thực hiện”.

Ông Joe Biden liệu có bảo vệ Đài Loan?

Ông Sadler cho biết, trước đây, khi Mỹ ở thế mạnh, Trung Quốc không hề có động thái thử độ quyết tâm của Mỹ đối với Đài Loan. Nhưng sự lãnh đạo trì trệ và máy móc của chính quyền đương nhiệm ở Mỹ hiện đã làm dấy lên hàng loạt vấn đề.

Hành động khẩn cấp là cần thiết để tăng cường niềm tin vào sự lãnh đạo và khả năng chỉ đạo hành động của Mỹ trong một cuộc chiến diễn ra nhanh chóng. Bất kể chính sách tuyên bố rõ ràng liên quan đến việc bảo vệ Đài Loan là gì, thì cán cân quân sự mới là vấn đề quan trọng nhất đối với ông Tập và PLA. Một vấn đề quan trọng là duy trì các đồng minh gần gũi của Mỹ như Nhật Bản và Australia trong khi xây dựng quan hệ đối tác với Ấn Độ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất để có thể răn đe Bắc Kinh một cách hiệu quả đòi hỏi sự hiện diện của Hoa Kỳ ở khu vực với đủ năng lực hiện đại. Điều này, hơn bất cứ điều gì khác, sẽ quyết định liệu những năm 2020 có còn hòa bình hay không.

Tuy nhiên, Reuter đưa tin,  trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng ra sức tấn công, vốn đã cân nhắc việc buộc Đài Loan, một hòn đảo cách bờ biển 100 dặm, đoàn tụ với đất liền, ông Biden đã có cuộc điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Tổng thống nói với các phóng viên hôm thứ Ba ngày 5/10 rằng ông đảm bảo Bắc Kinh sẽ tuân thủ nguyên trạng “thỏa thuận Đài Loan”.

Reuters cho hay, ông Biden dường như đang đề cập đến chính sách lâu dài của Washington, theo đó Mỹ chính thức công nhận Bắc Kinh chứ không phải Đài Bắc, và Đạo luật Quan hệ Đài Loan nói rõ rằng quyết định của Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh thay vì Đài Loan “dựa trên kỳ vọng rằng Tương lai của Đài Loan sẽ được xác định bằng các biện pháp hòa bình”. 

Trước 1979, Hoa Kỳ công nhận Đài Loan là một đất nước. Tuy nhiên, từ năm 1979, Hoa Kỳ chuyển sang công nhận Bắc Kinh. Có một thỏa thuận ngầm rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc đại lục, nhưng Hoa Kỳ cam kết sẽ bảo vệ Đài Loan khi cần thiết. Cam kết như vậy thực chất đã đẩy quan hệ Mỹ – Đài vào vùng xám, vùng có thể từ bỏ hoặc thoả hiệp trong suốt 4 thập kỷ qua. 

Trong suốt 4 năm cầm quyền, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã nỗ lực kéo quan hệ Mỹ – Đài khỏi vùng xám này. Điều này là vô cùng cần thiết cho an ninh phía bờ Tây của Mỹ và đặc quyền với Thái Bình Dương về hàng hải, hải quân Mỹ ở vùng biển này. Các Đạo luật được Quốc Hội Mỹ ký dưới thời Donald Trump đã đảm bảo rằng Quốc hội Mỹ sẽ thực thi một chiến lược bảo vệ Đài Loan bằng can thiệp vũ lực khi cần thiết. Đây là hy vọng duy nhất cho Đài Loan lúc này.  

Dù vậy, theo Reuters, lập trường sửa đổi của Hoa Kỳ không có quan điểm về việc liệu Đài Loan có phải là một quốc gia độc lập hay không.

Với nhận thức về việc chính quyền Biden từ bỏ các đồng minh ở Afghanistan, Trung Quốc trở nên mạnh tay hơn đối với Đài Loan.

Bất chấp một tuyên bố gần đây của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ rằng, sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan vẫn như “tảng đá vững chắc”, với những gì đã xảy ra gần đây ở Afghanistan, liệu Đài Loan và thế giới có đặt câu hỏi về khả năng cam kết của chính quyền Biden?

https://www.ntdvn.com/the-gioi/bac-kinh-dang-nan-gan-my-ve-dai-loan-ong-biden-se-phan-ung-the-nao-260615.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *