Ông Tập Cận Bình làm suy yếu phần lớn cơ sở của kỳ tích kinh tế Trung Quốc
Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình ngày trông càng giống người chống lại ông Đặng Tiểu Bình. Ông Tập chắc chắn sẽ phản đối cách mô tả như thế. Rốt cuộc thì, ông ấy đã không ít lần coi họ Đặng là tác giả của phép màu kinh tế Trung Quốc.
Nhưng bất kể ông Tập nói gì, hành động của ông sẽ đưa Trung Quốc đi theo một hướng rất khác với các chính sách kinh tế của ông Đặng. Trên thực tế, ông Tập đã hoàn tác phần lớn những điều vốn thúc đẩy sự phát triển của Trung Quốc thời đầu. Trừ khi Bắc Kinh thay đổi hướng đi và quay trở lại các phương thức kinh tế thúc đẩy tăng trưởng, tất cả nỗi sợ hãi mà phương Tây hiện nay cảm thấy về sự thống trị kinh tế của Trung Quốc sẽ bị xóa bỏ. [Nếu không] nền kinh tế Vương quốc Trung nguyên sẽ chậm lại và có khả năng bị đình trệ.
Ông Đặng, bất kể những chính sách không mong muốn nào khác mà ông đã thực hiện là gì, đã chủ trì sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc hơn 40 năm trước tại cuộc họp chính thức được gọi là Hội nghị toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 11. Ở đó, ông Đặng đã cho phép một sự phá vỡ hoàn toàn với cách tiếp cận tập trung và hiếu chiến của ông Mao Trạch Đông. Ông đã đến thăm phương Tây và chứng kiến sự phát triển kinh tế liên tục và các mức độ giàu có. Ông đặc biệt ấn tượng với việc Singapore sử dụng thương mại để vươn lên từ nghèo khó trở thành giàu có. Ông Đặng muốn một cái gì đó tương tự cho Trung Quốc. Sau đó, giống như hiện nay, các nhà kinh tế, nhà hoạch định chính sách, và nhà sử học tranh luận sôi nổi về nguyên nhân của tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Ông Đặng đã định vị ra các lĩnh vực mà những người tranh luận này có xu hướng đồng thuận.
Theo bảng đánh giá “cải cách và mở cửa”, ông Đặng đã chấm dứt sự cô lập gần như thực tế dưới thời ông Mao và đặt ra mục tiêu khuyến khích thương mại giữa Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Ông đã mời gọi đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc. Để thúc đẩy cả thương mại và đầu tư, ông ngừng theo đuổi các tranh chấp hàng hải kéo dài giữa Trung Quốc và các quốc gia Á Châu khác. Những cải cách của ông đã đưa việc quản lý kinh tế của đất nước thoát khỏi kế hoạch tập trung cứng nhắc được thực hành dưới thời ông Mao, cho phép nhiều hoạt động kinh doanh và định hướng thị trường của nỗ lực kinh tế.
Với sự giúp đỡ của phương Tây, những thay đổi này đã tạo ra sự phát triển và tăng trưởng nhanh chóng, một kỷ lục không cần xem lại ở đây. Những thành quả đó đã đưa ông Tập vào một vị thế quyền lực và uy tín mà không một nhà lãnh đạo hiện đại nào của Trung Quốc được [thừa] hưởng.
Nhưng trong những năm gần đây và đặc biệt là những tháng gần đây, ông Tập dường như quyết tâm phá hoại các cấu trúc kinh tế mà quyền lực của ông ngày nay dựa trên đó. Ông Tập đã làm trầm trọng thêm các tranh chấp hàng hải mà ông Đặng đã im lặng. Trong thời gian gần đây hơn, ông Tập, trái với các chính sách “cải cách và mở cửa”, đã bắt đầu đóng cửa Trung Quốc với đầu tư của phương Tây. Ông cũng đã sử dụng quyền lực quản lý to lớn của chính phủ để ngăn cản các hoạt động mà, mặc dù các hoạt động này hứa hẹn thu được lợi nhuận lớn trên thị trường, nhưng lại đi ngược lại với kế hoạch tập trung của Trung Cộng.
Bằng chứng rõ ràng nhất về sự thay đổi của ông Tập cho thấy sự quấy rối gần đây của Bắc Kinh đối với các công ty công nghệ Trung Quốc, đặc biệt là những công ty phục vụ người tiêu dùng Trung Quốc.
Tháng 10 năm ngoái, ông Jack Ma, người sáng lập Alibaba và công ty con Ant Financial, đã kêu gọi sự chú ý đến tình hình này, phàn nàn công khai về khó khăn trong việc huy động vốn từ các ngân hàng nhà nước của Trung Quốc. Vào đầu tháng 11, khi ông Ma cần nguồn tài chính cần thiết cho đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trên sàn giao dịch Thượng Hải, Bắc Kinh đã yêu cầu sàn giao dịch hủy bỏ đợt IPO này.
Gần đây hơn, Bắc Kinh đã sử dụng quyền lực quản lý của mình để phạt công ty giao thực phẩm, Meituan, đơn giản vì công ty này quá lớn.
Công ty gọi xe, Didi, sau khi IPO thành công rực rỡ tại Hoa Kỳ, đã bị Bắc Kinh cấm tìm kiếm người đăng ký mới.
Sau một đợt IPO khác và cũng thành công ở Hoa Kỳ của một công ty gia sư dạy thêm đang phát triển của Trung Quốc, Bắc Kinh đã cấm công ty này dạy các môn học được giảng dạy trong các trường học của nhà nước Trung Quốc, hay nói cách khác là các sản phẩm phổ biến nhất của họ.
Nghiên cứu của Goldman Sachs đã phát hiện ra rằng chỉ trong vài tháng kể từ khi ông Ma phàn nàn, Bắc Kinh đã thực hiện ít nhất 50 hành động như vậy.
Từ quan điểm kinh tế thuần túy, thật khó để biện minh cho hành vi như thế. Hành vi này đã ngăn cản tăng trưởng bằng cách cắt giảm dòng vốn tài chính đến một số bộ phận phát triển nhanh nhất và đổi mới nhất của nền kinh tế Trung Quốc. Nếu những hành động như vậy gây hoang mang cho bất kỳ ai coi trọng việc tạo ra của cải, rõ ràng là ông Tập và chính phủ của ông ta, dựa trên nguồn gốc cộng sản của họ, coi trọng quyền kiểm soát và bí mật hơn.
Theo đó, Trung Cộng đã chỉ đạo các ngân hàng quốc doanh ưu tiên các hoạt động phù hợp với kế hoạch của trung ương và bỏ qua bất kỳ nhu cầu vay nào khác, dù các xu hướng thị trường có ưa chuộng sản phẩm của các nhu cầu vay này thế nào.
Một phần của sự thôi thúc kiểm soát đó cũng trừng phạt bất kỳ công ty nào muốn chấm dứt quyền kiểm soát do các ngân hàng thực hiện, chẳng hạn như, thông qua việc phát hành cổ phiếu trên các sàn giao dịch Thượng Hải hoặc Hoa Kỳ. Từ góc độ này, việc niêm yết trên các sàn giao dịch của Hoa Kỳ tỏ ra đặc biệt nguy hiểm, vì hành động đó mang lại một số quyền kiểm soát cho các cổ đông Hoa Kỳ cũng như các cơ quan quản lý của Hoa Kỳ, vì cả hai nhóm này đều yêu cầu các công ty Trung Quốc giao dịch trên các sàn Hoa Kỳ công bố thông tin.
Cũng có thể nói là quyết định gần đây của Bắc Kinh nhấn mạnh vào lĩnh vực sản xuất. Trong khi Trung Quốc đã phát triển sản xuất xuất cảng trong nhiều năm, khi nền kinh tế trở nên phát triển hơn và giàu có hơn, Bắc Kinh, ít nhất là cho đến gần đây, đã xác định rằng nền kinh tế cần phải mở rộng cơ sở kinh tế, giảm sự phụ thuộc tương đối vào xuất cảng và nhấn mạnh tăng trưởng các sản phẩm tiêu dùng cũng như dịch vụ. Các lực lượng thị trường đã mang lại sự thay đổi về trọng tâm này một cách tự nhiên. Nhưng bây giờ ông Tập muốn ngăn chặn sự thay đổi này và nhấn mạnh trở lại lĩnh vực sản xuất.
Bắc Kinh đã thể hiện rõ sự thay đổi này khi nhấn mạnh vào kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025”. Mục đích rõ ràng là khiến thế giới phụ thuộc vào Trung Quốc đối với các mặt hàng sản xuất quan trọng, trong số đó có trí tuệ nhân tạo (AI), xe điện, thiết bị sinh trắc học, và hàng không vũ trụ.
Sự khẳng định trong các hành động do chính phủ chỉ đạo này, trái ngược với định hướng thị trường, có thể có tác dụng đối với Trung Quốc trong vài năm tới, mặc dù nó đi ngược lại những cải cách kinh tế thành công trong quá khứ, nhưng cuối cùng, sự thống trị của chỉ đạo tập trung sẽ làm Trung Quốc thất bại. Bằng cách cản trở các lĩnh vực đang hoạt động của nền kinh tế, như ông Tập và các kế hoạch của ông đã làm, Trung Quốc sẽ tự phủ nhận các nguồn đổi mới mà tất cả các nền kinh tế hiện đại cần để phát triển.
Không còn nghi ngờ gì nữa, giới lãnh đạo Trung Quốc bác bỏ quan điểm cho rằng các công ty hướng đến người tiêu dùng có thể đưa ra những đổi mới hữu ích, nhưng lịch sử kinh tế sẽ cho thấy rõ ràng, sự đổi mới thường xuất phát từ những khu vực mới lạ. Cách tiếp cận tốt nhất là có càng nhiều thành phần của nền kinh tế tìm cách đổi mới càng tốt.
Chỉ đạo tập trung cũng làm trọng tâm của nền kinh tế bị thu hẹp lại, khiến toàn bộ nỗ lực của nền kinh tế ít có khả năng nắm bắt được các hướng đi mới.
Kế hoạch “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” có thể tập trung vào các chủ đề nóng hiện nay, nhưng không có gì nói trước được liệu những sản phẩm này có thực sự nắm bắt được tương lai hay không, hay không nắm bắt được tới mức độ nào, kế hoạch này sẽ tạo ra một lượng lớn phí tổn mà không nền kinh tế nào, thậm chí kể cả Trung Quốc, có thể đủ khả năng hứng chịu. Tất nhiên, các nền kinh tế định hướng thị trường cũng tạo ra nhiều nỗ lực thất bại, nhưng bởi vì các nền kinh tế này không bao giờ tập trung triệt để như các nỗ lực được chỉ đạo tập trung, nên tổn thất của các nền kinh tế này có xu hướng nhỏ hơn, đồng thời, nỗ lực đa dạng của họ có nhiều khả năng nắm bắt được các khía cạnh của tương lai chưa thể nhìn thấy trước trong hiện tại.
Như đã chỉ ra, ông Tập có thể may mắn với nỗ lực “Sản xuất tại Trung Quốc 2025” của mình. Một phần nào đó của nó có thể nắm bắt được tương lai và tạo cho Trung Quốc một chỗ đứng kinh tế trước sự cạnh tranh của phương Tây. Nhưng từ những năm tới, chứ chưa nói gì đến các thập kỷ tới, sẽ hiếm khi diễn ra như các kế hoạch dự đoán, tương lai sẽ ngày càng đi chệch hướng so với cách mà các nhà hoạch định tập trung của Trung Quốc mong đợi.
Các chính sách của ông Tập càng kéo dài, ông sẽ càng đưa Trung Quốc ra xa khỏi những lợi thế mà ông Đặng đã mang lại, các chính sách của ông sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn và nền kinh tế Trung Quốc sẽ càng trở nên ít áp đặt hơn.
nguồn: https://etviet.com/ong-tap-can-binh-lam-suy-yeu-phan-lon-co-so-cua-ky-tich-kinh-te-trung-quoc_238639.html
This is the right blog for anyone who wants to find out about this topic. You realize so much its almost hard to argue with you (not that I actually would want…HaHa). You definitely put a new spin on a topic thats been written about for years. Great stuff, just great!
I am glad that I noticed this website, exactly the right information that I was searching for! .