Tổng giám đốc Công Ty Việt Á: “sao phải tăng giá lên cắt cổ dân mình” ?
Phan Quốc Việt, tổng giám đốc Công ty Việt Á, từng phát ngôn “sao phải tăng giá lên cắt cổ dân mình” nhưng công an khẳng định bị can này thông đồng với lãnh đạo các đơn vị, hợp thức hồ sơ chỉ định thầu xác nhận khống các báo giá cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất.
Như Báo Người Lao Động vừa đưa tin, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa khởi tố, bắt tạm giam Phan Quốc Việt -người sáng lập, đồng thời là tổng giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á). Công ty này và ông Phan Quốc Việt được coi là đại gia mới nổi trong ngành thiết bị y tế tại Việt Nam, sở hữu hệ thống phòng khám tại TP HCM và Quảng Nam.
Tuy nhiên, tháng 4-2020, Công ty Việt Á cùng ông Phan Quốc Việt mới được công chúng biết đến với việc hợp tác với Học viện Quân y sản xuất thành công bộ kit test Covid-19 “Made in Vietnam”. Đến nay, Công ty Việt Á được Bộ Y tế cấp phép đăng ký lưu hành kit xét nghiệm Covid-19 “cung ứng cho Trung tâm kiểm soát bệnh tật và các cơ sở y tế khác của 62 tỉnh thành trên cả nước với doanh thu gần 4.000 tỉ đồng.
Trước khi sản xuất thành công bộ kit xét nghiệm Covid-19, Công ty Việt Á cũng được Bộ Y tế cấp phép sản xuất 15 bộ kit thử, trong đó có nhiều tác nhân gây bệnh lao, viêm gan A, viêm gan B, tay – chân – miệng, HPV…
Ngoài kit test, Công ty Việt Á cũng trúng nhiều gói thầu tại các bệnh viện lớn trên cả nước. Một số gói thầu công ty đã trúng bao gồm: Gói thầu cung ứng hóa chất năm 2016-2017 (thuốc, hóa chất, vật tư y tế) cho Bệnh viện Quân y 175; gói thầu cung cấp hóa chất dung dịch khử khuẩn, dụng cụ xét nghiệm và sinh phẩm xét nghiệm năm 2018-2019 cho Bệnh viện Da liễu trung ương.
Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, công ty này trúng gói thầu cung cấp hóa chất sinh phẩm xét nghiệm chuyên khoa và dung dịch khử khuẩn. Gần đây, Công ty Việt Á trúng gói thầu cung cấp hóa chất vật tư tiêu hao theo máy và vật tư tiêu hao phục vụ hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Bạch Mai.
Tại công bố bộ kit xét nghiệm Covid-19, ông Phan Quốc Việt từng dẫn chứng, 1 test kit nước ngoài thường phải có giá thành gấp 10 lần, rẻ cũng phải gấp từ 3 tới 4 lần mặc dù chất lượng tương đương. Chính vì vậy, ông không “cổ súy” cho việc một số doanh nghiệp lợi dụng tinh thần “người Việt dùng hàng Việt” để đẩy giá sản phẩm lên cao.
“Tại sao chúng ta không quan niệm người Việt dùng hàng tốt, giá tốt. Hàng sản xuất trong nước hoàn toàn có lợi thế so với hàng nhập khẩu, ít nhất về chi phí vận chuyển. Anh sản xuất trong nước trước hết phải phục vụ người dân trong nước, tại sao lại tăng giá tới mức cắt cổ? Chất xám cần để phục vụ cộng đồng”- giám đốc công ty Việt Á nói.
Tuy nhiên, khác với những gì đã khẳng định trên báo chí, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho rằng lợi dụng tính cấp bách về nhu cầu test Covid-19 của các địa phương trên cả nước, sản phẩm này thuộc danh mục được áp dụng hình thức chỉ định thầu rút gọn nên Phan Quốc Việt chủ động cung ứng thiết bị, vật tư, sinh phẩm y tế trước cho các bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố sử dụng.
Sau đó, bị can Việt thông đồng với lãnh đạo các đơn vị này hợp thức hồ sơ chỉ định thầu bằng cách sử dụng các pháp nhân trong hệ thống lập hồ sơ chào hàng sản phẩm, xác nhận khống các báo giá… cao hơn nhiều so với giá thành sản xuất. Cùng với đó, để được giao cung ứng trước thiết bị, vật tư y tế, tiêu thụ với số lượng lớn, thanh quyết toán theo giá do Công ty Việt Á đề nghị, Phan Quốc Việt còn thỏa thuận, thống nhất, chi cho cán bộ, lãnh đạo các đơn vị mua hàng với số tiền rất lớn.
Để thu lợi nhuận bất chính và chi tiền ngoài hợp đồng, Phan Quốc Việt và nhóm của Công ty Việt Á đã nâng khống giá thiết bị, chi phí nguyên vật liệu đầu vào đưa vào thuyết minh cơ cấu giá, xác định giá bán là 470.000 đồng/kit; thỏa thuận và chi tiền phần trăm hợp đồng cho lãnh đạo bệnh viện, CDC các tỉnh, thành phố trong quá trình cung cấp sản phẩm.
Đến nay, bước đầu Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã làm rõ sai phạm trong việc Công ty Việt Á bán kit xét nghiệm Covid-19 cho CDC Hải Dương thông qua 5 hợp đồng với tổng giá trị 151 tỉ đồng. Việt đã chi tiền phần trăm ngoài hợp đồng cho ông Phạm Duy Tuyến, giám đốc CDC Hải Dương, số tiền gần 30 tỉ đồng.
priligy without prescription Over 140 manuscripts were excluded for not meeting the minimum requirement of being randomized control design