Share

Lực lượng phản ứng nhanh NATO có dám đối đầu nếu Nga tấn công Ukraine ?

NGUY CƠ NGA TẤN CÔNG QUÂN SỰ VÀO UKRAINE

Lực lượng quân sự Nga đã tập trung đông đảo ở biên giới với Ukraine cũng như trên Bán đảo Crimea do Moscow chiếm đóng. Hàng vạn quân, các lực lượng thiết giáp và các đơn vị mặt đất tinh nhuệ của Nga đã dần chiếm giữ các vị trí trong phạm vi 140 dặm quanh biên giới Ukraine.
Việc di chuyển quân đôi khi được thực hiện vào ban đêm để giữ bí mật. Một số chuyên gia cho rằng, khả năng Nga sẽ tiến hành một cuộc tấn công lớn là rất cao. Washington cũng đã cảnh báo các đồng minh NATO về nguy cơ này. Câu hỏi đặt ra bây giờ là NATO có nên đối đầu hay không và đối đầu như thế nào?
Nếu Nga tấn công Ukraine, phương Tây sẽ đáp trả thông qua các biện pháp kinh tế, ngoại giao và quân sự như cắt giảm khả năng tiếp cận tài chính quốc tế của Nga, khai thác các nguồn dự trữ dầu mỏ chiến lược để giảm phụ thuộc vào Nga về nhu cầu năng lượng và chuyển giao vũ khí cho Ukraine.
Về quân sự, NATO phải cân nhắc xem liệu họ có nên sử dụng công cụ quân sự hiệu quả nhất của tổ chức này – Lực lượng Phản ứng nhanh (NRF) – để ứng phó với cuộc khủng hoảng an ninh này hay không.
Lực lượng phản ứng nhanh này – phần lớn do người châu Âu lãnh đạo và điều khiển – được xây dựng chỉ nhằm đối phó với những khủng hoảng an ninh gây bất ổn cho khối NATO giống như mối đe dọa mà Nga đang gây ra.
Khi mà Mỹ mong muốn các đồng minh của mình chia sẻ thêm gánh nặng an ninh ở châu Âu, cũng như một số nước châu Âu muốn theo đuổi quyền tự chủ chiến lược lớn hơn, việc dựa vào NRF dường như là điều không cần bàn cãi. Tuy nhiên, nếu các lực lượng Nga tấn công qua biên giới Ukraine, liệu NATO có huy động lực lượng phản ứng nhanh của mình không?

Nếu Nga tấn công Ukraine, lực lượng phản ứng nhanh NATO có dám đối đầu? - Ảnh 2.

Binh sĩ Nga đứng trước hệ thống radar Nebo-M được triển khai tại một khu rừng trong cuộc tập trận cách thành phố Chita khoảng 50 dặm về phía Bắc vào ngày 12 tháng 9 năm 2018. Ảnh: AP


LỰC LƯỢNG PHẢN ỨNG NHANH NATO BỊ “ĐÓNG HỘP”?

NRF đa quốc gia là con đẻ của các nhà lãnh đạo quốc phòng Mỹ vào đầu những năm 2000 nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng và phản ứng của NATO cũng như đóng vai trò là chất xúc tác để cải thiện và mở rộng khả năng quân sự của châu Âu.
Sau cuộc xung đột Ukraine năm 2014, NATO đã cải cách NRF, rút ngắn thời gian phản ứng của lữ đoàn đa quốc gia gồm 5.000 quân xuống này xuống còn 48 giờ.
Mặc dù 5.000 quân đồng minh không thấm vào đâu so với hàng chục nghìn quân Nga đã triển khai gần biên giới Ukraine, nhưng việc điều động NRF tới Estonia, Latvia, Lithuania, Ba Lan và Romania sẽ giúp trấn an người dân của các quốc gia đó, thể hiện sự đoàn kết trong liên minh và củng cố an ninh ở miền Đông Châu Âu vào thời điểm mà Nga đang cố gây bất ổn cho khu vực.
Đối với một số quốc gia, việc Nga điều động lực lượng chính là một mối đe dọa lớn và ngày càng hiện hữu hơn do hai xu hướng đáng lo ngại.
Trước hết là việc vũ khí hóa năng lượng như một công cụ của ngành công nghiệp chế tác của Nga. Trong những tuần gần đây, Moscow chỉ ngồi quan sát khi nhu cầu khí đốt tự nhiên tăng vọt ở châu Âu làm cho giá khí đốt tăng lên mức kỷ lục, mặc dù Nga có khả năng tăng nguồn cung.
Thay vào đó, Moscow dường như đã sử dụng nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên để gây áp lực buộc châu Âu phê duyệt đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2. Mãi tới gần đây Nga mới tăng nguồn cung cấp qua các đường ống hiện có tới châu Âu, giảm bớt một phần áp lực về giá. Tuy nhiên, việc Moscow sẵn sàng sử dụng năng lượng như một vũ khí để gây áp lực là hoàn toàn có thể.

Nếu Nga tấn công Ukraine, lực lượng phản ứng nhanh NATO có dám đối đầu? - Ảnh 3.

Các binh sĩ Tây Ban Nha trên xe tăng Pizarro tham gia cuộc tập trận quân sự Trident Juncture 2018 do NATO dẫn đầu nhằm huấn luyện Lực lượng Phản ứng nhanh (NRF). Ảnh: AFP

Thứ hai là việc sử dụng người di cư để gây bất ổn cho các quốc gia trên khắp Đông Bắc Châu Âu. Quốc gia ủy nhiệm của Nga, Belarus, gần đây đã giải phóng hàng nghìn người di cư từ Syria, Iraq và các nơi khác qua biên giới với Litva, Ba Lan và Latvia.
Mặc dù Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vẫn đang có những mối quan hệ khó xử với Điện Kremlin, nhưng sự phụ thuộc của ông vào Nga khiến ông khó có thể hành động theo ý mình mà không có sự chấp thuận ngầm của Moscow.
Mặc dù NATO bị hạn chế trong việc xử lý các mối đe dọa như gây áp lực về năng lượng hoặc lợi dụng người di cư, nhưng NATO có khả năng và năng lực để đối phó với các mối đe dọa về quân sự. Trên thực tế, NATO tự hào rằng NRF có thể được điều chỉnh nhanh chóng để đáp ứng nhiều nhiệm vụ quân sự ở bất kỳ đâu trên thế giới.
Tuy nhiên, kể từ khi NRF ra đời, NATO đã luôn do dự khi sử dụng tổ chức này. Ngoài việc hỗ trợ bầu cử ở Afghanistan (2004), an ninh Olympic ở Athen (2004), và cứu trợ thảm họa ở Pakistan và Hoa Kỳ (2005), NRF rất ít khi được triển khai.
Rất khó hiểu khi Lực lượng này đã không làm gì để giúp các quốc gia Baltic, Ba Lan hoặc Romania để đối phó với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine và sáp nhập Crimea vào năm 2014.
Mặc dù NRF rõ ràng là công cụ phù hợp cho việc này, nhưng NATO sẽ sử dụng tới lực lượng này hay không vẫn là một điều chưa chắc chắn.
Một trở ngại tiềm ẩn là việc sử dụng NRF – giống như hầu hết những việc khác trong NATO – cần sự đồng thuận. Một số đồng minh, chẳng hạn như Pháp, đã miễn cưỡng khi liên minh để cập đến khả năng này. Khi số lượng thành viên liên minh tăng lên, việc đạt được sự đồng thuận trong việc triển khai NRF càng trở nên khó khăn hơn.
Tuy nhiên, NRF phải đóng vai trò trung tâm trong các phản ứng quân sự của NATO đối với hành động gây hấn của Nga ở Đông Âu, ngay cả khi các nước đồng minh đồng thời thực hiện các nỗ lực kinh tế và ngoại giao.
Vào thời điểm mà Washington mong muốn các đồng minh NATO tăng cường vai trò của họ trong việc hỗ trợ an ninh và ổn định khi Mỹ phải dành nhiều nguồn lực để đối phó với Trung Quốc, thì việc “đóng hộp” lực lượng NRF trong một cuộc khủng hoảng lớn như vậy là không hợp lý.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *