Trung Quốc sẽ thay đổi yêu sách Biển Đông dưới áp lực của Bộ tứ Kim Cương?
Các cuộc tập trận gần đây do Bộ tứ kim cương và các quốc gia Đông Nam Á tiến hành cho thấy mối lo ngại đối với Bắc Kinh ngày càng tăng ở khu vực. Một trong số đó là Ấn Độ, quốc gia từng được coi là nhân tố then chốt trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ. Đây cũng là một trong bốn trụ cột của “tứ giác an ninh” Mỹ – Nhật – Ấn – Úc.
- Ông Tập kêu gọi quan chức “đấu tranh” bảo vệ lợi ích quốc gia trước Hoa Kỳ
- Mỹ chỉ trích Trung Quốc yêu cầu các tàu khai báo ở Biển Đông là đe dọa tự do hàng hải
Ấn Độ vừa qua cử bốn tàu chiến đến Ấn Độ – Thái Bình Dương trong chiến dịch kéo dài 2 tháng. Hai trong số này tham gia diễn tập chung Malabar với các nước trong Bộ tứ QUAD. Ngoài ra, Ấn Độ còn tập trận song phương với hải quân Việt Nam, Philippines, Singapore, Indonesia và Úc, với mục tiêu cam kết tự do hàng hải ở khu vực.
Ngoài sự cạnh tranh chiến lược và vấn đề an ninh, Ấn Độ đang có những lý do rất “thời sự” để duy trì sự hiện diện ở Biển Đông. Theo giới quan sát, New Delhi không an tâm với mức độ quyết đoán của Trung Quốc, cũng như yêu sách mạnh mẽ của Bắc Kinh ở khu vực.
Ngoài ra, sự hiện diện của Ấn Độ ở Biển Đông cũng được thúc đẩy bởi các lợi ích kinh tế. Tờ South China Morning dẫn số liệu của New Delhi cho thấy hơn 55% tổng thương mại của Ấn Độ đi qua Biển Đông và eo biển Malacca.
Long Xingchun, một nghiên cứu viên cấp cao tại Đại học Nghiên cứu Đối ngoại Bắc Kinh, cho biết: Ấn Độ ngày càng thể hiện sự chống đối của mình với Trung Quốc. Đặc biệt rõ ràng hơn kể từ đụng độ quân sự chết người hồi năm ngoái. Với việc triển khai tàu chiến đến khu vực, New Delhi cùng các nước đồng minh, đối tác đang cố gắng gây áp lực lên chính quyền Bắc Kinh.”
Tuy nhiên, chuyên gia tin rằng điều đó cũng vô ích bởi Trung Quốc sẽ không xoay chuyển lập trường của mình ở Biển Đông. Mặt khác, ông Long Xingchun cho rằng tàu chiến Ấn Độ sẽ không đi vào vùng 12 hải lí của các đảo mà Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền.
Ông Long nói: “Các cuộc tập trận phần nào thể hiện nỗ lực của New Delhi trong việc sát cánh cùng Washington chống lại chính sách ngày càng mạnh bạo của Bắc Kinh”
Trong chuyến thăm Ấn Độ vào tháng 7 của Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken, hai nước đã cam kết mở rộng quan hệ đối tác an ninh ở Ấn Độ – Thái Bình Dương, nhấn mạnh mối quan hệ ngày càng sâu sắc để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.
nguồn: https://fbncvietnam.com/trung-quoc-se-thay-doi-yeu-sach-bien-dong-duoi-ap-luc-cua-bo-tu-kim-cuong