Chuyên gia: Các doanh nghiệp tài chính Trung Quốc sẽ là mục tiêu tiếp theo của ông Tập Cận Bình
Sau khi nhắm mục tiêu vào các lĩnh vực truyền thông, giáo dục, trò chơi điện tử và công nghệ ở Trung Quốc, làm mất đi hàng tỷ USD nguồn thu của các công ty này, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đang chuẩn bị để chống lại các công ty tài chính Trung Quốc, theo tờ Epoch Times.
Theo một bài báo độc quyền của tạp chí Wall Street Journal do bà Lingling Wei viết, ông Tập “đang tập trung vào các mối quan hệ mà các ngân hàng quốc doanh và các công ty tài chính lớn khác của Trung Quốc đã thiết lập với những công ty lớn trong khu vực tư nhân, mở rộng nỗ lực của ông ta trong việc kiềm chế các thế lực tư bản trong nền kinh tế”.
Động thái này sẽ làm suy giảm hơn nữa hoạt động đầu tư của ngoại quốc vào Trung Quốc và làm gia tăng áp lực thúc đẩy dòng vốn tháo chạy ra ngoại quốc.
Nhà đầu tư nổi tiếng Catherine Wood của Ark Invest đã cảnh báo hôm 12/10 về một cuộc suy thoái kinh tế sắp tới ở Trung Quốc đang ngày càng trở nên rõ nét. Bà cảnh báo rằng, sự suy thoái như vậy có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế thế giới, đè nặng lên thị trường hàng hóa.
Bà Wood nói: “Tôi thực sự nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách ở Trung Quốc đang bắt đầu chơi với lửa. Chúng ta sẽ nhìn lại giai đoạn này sau 6 tháng nữa và nói, ‘(Lúc đó) có phải đã rõ ràng là sẽ có một cuộc suy thoái lớn và ngoài mong đợi ở Trung Quốc hay không?’”.
Ông Tập đang tiến hành các cuộc thanh tra lớn được công bố vào tháng Chín đối với 25 tổ chức tài chính nhà nước đóng vai trò trung tâm của nền kinh tế Trung Quốc.
Theo nguồn tin của tờ Tạp chí, các cuộc thanh tra sẽ tập trung vào các mối quan hệ được cho là quá thân mật giữa các ngân hàng quốc doanh, cơ quan quản lý tài chính, và các quỹ đầu tư, cùng các công ty tư nhân lớn nhất, đặc biệt là những công ty mà ĐCSTQ đã coi là mục tiêu, bao gồm Tập đoàn Evergrande, Didi Global Inc., và Ant Group.
Trong khi tiền từ các ngân hàng quốc doanh đã giúp các nhóm này đánh bại các đối thủ ngoại quốc, ông Tập dường như vẫn nghi ngờ về cách thức mà các khoản đầu tư được đẩy ra cho các đối thủ đầy quyền lực dưới hình thức các tỷ phú Trung Quốc nổi tiếng, những người đôi khi bị coi là chỉ trích nhà nước quá đà, hoặc là có quá nhiều rủi ro đối với ông Tập.
Một trong những nguồn tin của tờ Tạp chí nói: “Liệu những khoản đầu tư đó đại diện cho lợi ích của nhà nước hay chỉ là lợi ích của một vài cá nhân? Đó là một câu hỏi quan trọng”.
Cách tiếp cận lúng túng của ông Tập muốn áp dụng cả hai gồm các nguyên tắc thị trường để thúc đẩy tăng trưởng, đồng thời nhắm vào chủ nghĩa tư bản trên danh nghĩa, và thúc đẩy các nguyên tắc cộng sản đã thất bại, sẽ chỉ làm các nhà đầu tư sợ hãi và làm suy hại nền kinh tế kém cỏi của Trung Quốc khi tính theo thu nhập bình quân đầu người, so với Nhật Bản, Hàn Quốc, và Đài Loan.
Học thuyết kinh tế của ông Tập sẽ khiến các công ty tài chính, các cơ quan quản lý và các công ty tư nhân phải dè chừng rủi ro gấp đôi, làm giảm hiệu quả kinh tế và tăng trưởng ở Trung Quốc.
Các nguồn tin của Tạp chí cho biết bắt đầu từ tháng này, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sẽ điều tra hồ sơ của 25 thể chế thuộc nhà nước và đặt ra những câu hỏi hóc búa về các khoản đầu tư, cho vay và việc tuân thủ quy định của họ, đặc biệt là cho các công ty tư nhân mục tiêu.
Nhưng cũng còn có một cấu phần chính trị nữa. Người đứng đầu cơ quan chống tham nhũng của ông Tập nói hôm 26/09 rằng các thanh tra sẽ “triệt để tìm kiếm bất kỳ sai lệch về chính trị nào”.
Theo bà Lingling của tờ Tạp chí: “Việc giám sát lĩnh vực tài chính diễn ra khi Bắc Kinh cũng đang cố gắng giải quyết sự phụ thuộc của nền kinh tế vào các mảng hoạt động xây dựng dựa trên vay mượn, vốn đang gây ra bất ổn trong lĩnh vực bất động sản của Trung Quốc. Bằng cách mở rộng chiến dịch về kinh tế của mình, ông Tập có nguy cơ làm mất các động lực, điều có thể gây sụt giảm nghiêm trọng đối với tăng trưởng trong những tháng tới”.
Bà nói thêm, “Một rủi ro đối với ông Tập và Trung Quốc là sự giám sát rộng khắp như vậy có thể làm các công ty tư nhân nhỏ hơn, nhóm hiện đang gặp khó khăn do thiếu nguồn tài chính, trở nên khó tiếp cận hơn nữa tới hệ thống tài chính của đất nước”.
Theo Tiến sĩ Anders Corr, nhắm vào lĩnh vực tài chính ở Trung Quốc cũng là một cách để ông Tập làm suy yếu các đối thủ chính trị, bao gồm cả việc phá hủy tiếp cơ sở quyền lực của ông Vương Kỳ Sơn, người nắm giữ chức vụ phần nhiều mang tính lễ nghi là Phó Chủ tịch Nước. Hai cộng sự thân cận của ông Vương gần đây đã chịu ảnh hưởng nặng nề, trong đó phụ tá lâu năm của ông là ông Đổng Hồng đã bị buộc tội nhận hối lộ hơn 71 triệu USD, và một cựu trợ lý khác, Chủ tịch HNA Group Trần Phong, tuyên bố phá sản vào năm ngoái. Vào tháng Chín, HNA tiết lộ rằng Trần Phong đã bị giam giữ với cáo buộc phạm tội hình sự.
Tiến sĩ Corr lưu ý, bất kể lý do thực sự khiến ông Tập nhắm mục tiêu vào lĩnh vực tài chính của Trung Quốc là gì, động thái này gần như chắc chắn sẽ gia tăng quyền lực của ông ta ở Đại lục. Theo kế hoạch hành động chống tham nhũng của mình, được bắt đầu từ năm 2012, ông Tập giờ đây có thể điều tra kỹ lưỡng và chọn lọc hơn và có thể truy tố các đối thủ tỷ phú của mình vì các vi phạm tài chính. Kế hoạch này có thể chỉ giúp ích trong nỗ lực của ông ta để có thêm quyền lực toàn trị ở Trung Quốc. Những gì kế hoạch này làm được cho giấc mơ tăng trưởng kinh tế và kiểm soát nhiều hơn lãnh thổ ở ngoại quốc của ông Tập là kém chắc chắn đi. Các nhà đầu tư và thế giới nên lo lắng.