Share

Liệu Trung Quốc có đang đi lại con đường của Nhật Bản những năm 1980?

Bằng vận may trong cuộc chiến tiền tệ và nỗ lực không ngừng nghỉ của bản thân, Nhật Bản từng ‘mua lại cả nước Mỹ’. Nhưng ngập tiền rẻ đã khiến Nhật phải trả giá nặng hơn Mỹ và bất cứ nền kinh tế nào khác vì vỡ bong bóng bất động sản, chứng khoán và các thị trường tài sản khác. Nhật chìm trong hai thập kỷ mất mát sau đó; mọi tài sản từng thâu tóm được ở Mỹ, phương Tây buộc phải bán tháo. Trung Quốc gần giống thế, nhưng mối đe doạ lớn hơn nhiều vì Trung Quốc không chỉ ‘mua đứt’ TTCK của Mỹ, chế độ này còn mua cả chính trị, thể chế và vũ khí của Mỹ. Dù vậy, con đường đi tới đổ vỡ của Trung Quốc là không thể tránh khỏi.
Quay trở lại nửa cuối thập kỷ 80 của thế kỷ trước, người Mỹ lo sợ tương lai của họ sẽ biến mất trước các nhà đầu tư Nhật Bản. Các nhà đầu tư, đầu cơ Nhật Bản khi đó dường như muốn mua cả nước Mỹ. Khi đó, ông Paul Harvey (người dẫn chương trình truyền hình nổi tiếng ở Mỹ) từng cảnh báo rằng Nhật Bản đang muốn mua cả nước Mỹ “bằng tiền của chúng ta”
Ngày nay, chúng ta đã thấy một xu hướng ‘thôn tính nước Mỹ’ tương tự từ Trung Quốc. Nhiều người Mỹ coi Trung Quốc là mối đe dọa lớn nhất. Nhưng rõ ràng mối đe dọa từ Trung Quốc hoàn toàn khác so với Nhật Bản hồi thập kỷ 80. Khi đó, giới cầu cơ, đầu tư của Nhật Bản chỉ có năng lực về tài chính, họ không có thế lực bành trướng hoặc đe dọa quân sự với nước Mỹ; khi đó Nhật mới bại trận trong Thế chiến II, Nhật thậm chí không có quân đội riêng. Chính quyền Bắc Kinh không chỉ tìm cách tái lập vinh quang của một đế chế (ít nhất là một phần thế giới) về mặt tài chính-kinh tế, rõ ràng họ muốn thống trị bằng vũ lực, nếu cần.
Điều trớ trêu là cả hai mối đe doạ: mua lại nước Mỹ, vượt mặt Mỹ về quân sự đều đang được Trung Quốc tạo ra trên đất Mỹ.
Mối đe dọa giống như Nhật Bản từ 4 thập kỷ trước đã không còn nữa. Nhưng mối đe doạ từ Trung Quốc ngày càng lớn và hiệu hữu. Nhưng có một khả năng chưa được đánh giá đúng; đó là số phận của chế độ Bắc Kinh, có thể, một ngày nào đó, giống như Nhật Bản khi xưa.
Sự cổ vũ cuối cùng cho các nỗ lực của Nhật Bản trên đất Mỹ thực sự được thiết kế đặc biệt bởi một nhóm do Bộ trưởng Ngân khố Hoa Kỳ lúc bấy giờ là ông James Baker lãnh đạo vào năm 1985. Trong cái gọi là Hiệp ước Plaza, Baker và những người đồng cấp của ông từ Nhật Bản, Đức, Pháp và Vương quốc Anh đã đồng ý một kế hoạch phá giá đồng USD. Chính sách này đã tặng cho Nhật một món quà kếch xù. Đồng YEN Nhật tăng giá đột ngột và chóng mặt. Quốc gia này bị ngập trong tiền, một đồng YEN mua được nhiều hơn số USD so với trước đó; Nhật đơn giản là dùng sức mạnh của đồng YEN, đổi ra USD, và đầu tư vào Mỹ. Chỉ trong một thời gian ngắn, Nhật trở thành chủ nợ lớn nhất của Bộ Ngân khố Hoa Kỳ.
Đó là một hậu quả có tính toán, cho tới khi chính các khoản đầu cơ trên thị trường nợ của Mỹ khiến thị trường chứng khoán (TTCK) Mỹ bị sụp đổ vào tháng 10/1987. Sự sụp đổ có nguyên nhân là Nhật cố gắng đòi mức lãi suất cao hơn NHIỀU trong nhiều tháng trước khi họ tham gia vào cuộc đấu giá trái phiếu chính phủ Mỹ (TPCP). Lãi suất tăng vọt trong hầu hết năm 1987, cuối cùng đánh sập Phố Wall.
Các hậu quả khác bao gồm bong bóng khổng lồ trên thị trường bất động sản, bong bóng giá cổ phiếu và các bong bóng thị trường tài sản khác ở Nhật. Khi cả thế giới muốn đầu tư theo đà tăng vọt của thị trường tài sản, chúng ta đã biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Thị trường chứng khoán Nhật Bản đạt đỉnh vào năm 1989 và kể từ đó chỉ số Nikkei Dow đã không cách nào leo trở lại đỉnh cũ. Bất động sản bắt đầu mất hút vài năm sau đó.
Kinh tế Nhật chính thức rơi vào thập kỷ mất mát. Tất cả những tài sản trên khắp toàn cầu mà Chính phủ Nhật, các nhà tài phiệt, các công ty của Nhật đã mua phải bán đi. Nhật Bản nhanh chóng rớt từ địa vị thống trị, tay chơi quyền lực quyết định giá cả thị trường, trở thành kẻ khốn khó khi không đủ các công cụ (tiền, dư địa chính sách…) để bịt các lỗ hổng đột ngột xuất hiện.
Ngày nay, ít nhất Nhật Bản vẫn giữ được lợi thế là một trong những quốc gia có nền văn hoá và thể chế dân chủ như hầu hết các quốc gia phát triển. Do đó, họ có sự ủng hộ của xã hội, người dân khi chấp nhận kinh tế rơi vào thảm cảnh khi đó. Xã hội Nhật nói chung và người Nhật nói riêng chấp nhận số phận và nhìn lại bản thân của họ: một nền kinh tế có cả hai đặc tính cùng tồn tại: lâu đời và cứng nhắc; bởi thế các vấn đề thực tế và tài chính phát sinh đã khiến nền kinh tế phiến diện này không thể ứng phó kịp thời.
Thời điểm đó, mọi người đều say mê và một phần lo lắng về Nhật Bản. Tâm trạng đó cũng giống như những ngày này, khi thế giới ngạc nhiên với đôi mắt trầm trồ (và mong muốn được tham gia, bất kể sự mâu thuẫn về đạo đức) trước sự “phát triển” thời hiện đại của Trung Quốc; nhưng ít người hiểu rằng quân cờ domino ở đó đã bắt đầu đổ. Tất nhiên, có một số điểm khác biệt giữa Trung Quốc và Nhật Bản: nhưng cơ chế đổ vỡ của toán học vẫn giống nhau.
Trong phần tiếp theo của cuộc thảo luận này, chúng ta sẽ nói về cách thức và lý do tại sao Trung Quốc ngày nay khởi đầu chủ yếu là một thuộc địa theo chủ nghĩa trọng thương của phần lớn các tập đoàn và lợi ích của Mỹ. Thêm vào đó, làm thế nào – “con quái vật” – được tạo ra bởi phương Tây – tìm cách sử dụng vốn, bí quyết và hơn thế nữa. Trung Quốc vừa đánh cắp vừa được phương Tây ưu ái ban cho nguồn lực vốn, tri thức, công nghệ, thị trường để trở thành siêu cường của tương lai.
Và cuối cùng, tôi sẽ mô tả chi tiết ảnh hưởng toàn cầu của Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm như thế nào, điều gì có thể xảy ra tiếp theo. Cũng như điều này đã khiến thế giới và cán cân quyền lực toàn cầu nguy hiểm đến mức nào.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến ​​của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của Đại Kỷ Nguyên.
Ông Chris Temple đã tạo nên sự khác biệt với khả năng độc đáo của mình trong việc khiến người bình thường có thể hiểu được sự phức tạp của thị trường và thế giới của chúng ta, chủ yếu là thông qua bản tin The National Investor. Với hơn 5 thập kỷ trong thế giới tài chính và đầu tư, bài bình luận của ông đã xuất hiện trên Barron’s, Forbes , Investors ‘Digest, cùng các ấn phẩm khác. Để khám phá cách nhận nghiên cứu độc quyền của ông ấy trong dịch vụ bản tin trả phí, hãy truy cập The National Investor.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *