Chấn động: Ấn Độ bán phụ nữ Hồi giáo trên ‘Sàn đấu giá trực tuyến”
Sau làn sóng phẫn nộ lớn, cảnh sát Ấn Độ đã thực hiện một số vụ bắt giữ liên quan đến một “cuộc đấu giá” trực tuyến hơn 100 phụ nữ Hồi giáo trên GitHub bằng một ứng dụng phần mềm mở, theo Nikkei Asia.
Nikkei Asia đưa tin, trong cuộc đấu giá trực tuyến thứ hai như vậy ở Ấn Độ trong vòng sáu tháng qua, các nạn nhân bao gồm các nhà hoạt động xã hội nữ, các nữ nhà báo và nữ chính trị gia.
Cộng đồng Hồi giáo thiểu số đã trở thành mục tiêu tấn công của những dư luận viên cánh hữu, trong đó có nhiều người ủng hộ Đảng Bharatiya Janata (BJP) cầm quyền do Thủ tướng Narendra Modi lãnh đạo.
Những phụ nữ Hồi giáo vốn chỉ trích các chính sách của chính phủ do BJP lãnh đạo đã đệ đơn khiếu nại những người đứng sau ứng dụng này. Cho đến nay, cảnh sát đã bắt giữ 4 người trong độ tuổi từ 18 đến 21.
Bishnoi, 21 tuổi, bị cáo chính, người bị cáo buộc tạo ra ứng dụng, là một sinh viên kỹ thuật.
Theo các nhà hoạt động, ứng dụng Bulli Bai trên GitHub được thiết kế để làm bẽ mặt và nạt nộ những phụ nữ Hồi giáo đã lên tiếng. Họ được đưa ra đấu giá trực tuyến và bị cư dân mạng chế giễu cộng đồng, phân biệt giới tính, phân biệt chủng tộc và nhiều các xúc phạm khác.
Ứng dụng đã bị gỡ xuống, nhưng những phụ nữ có hình ảnh bị lạm dụng nói rằng sự dày vò về tinh thần, xã hội và tâm lý là rất lớn. Họ bị tổn thương đến mức cảm xúc của họ bị tê liệt.
Afreen Fatima, một sinh viên Đại học Jawaharlal Nehru tại New Delhi bắt đầu nhận được một số tin nhắn trên điện thoại của mình vào ngày 1/1. Cô đã bị sốc khi biết những bức ảnh của mình đã được rao bán trên phiên đấu giá trực tuyến. Fatima nói với Nikkei Asia: “Tôi điếng người và cảm thấy như bị chết đứng vậy”.
“Bulli bai” là một thuật ngữ xúc phạm được sử dụng để chống lại phụ nữ Hồi giáo. Ứng dụng này dường như mô phỏng lại các Giao dịch của Sulli, trang web được sử dụng để ‘bán đấu giá’ hơn 80 phụ nữ Hồi giáo vào tháng 7/2021.
“Trang web vẫn giống như lần trước – chỉ thay đổi ngôn ngữ, màu sắc và đồ họa – nhưng định dạng vẫn như cũ”, Fatima nói.
Hàng chục phụ nữ đã lên mạng xã hội để bày tỏ sự phẫn nộ. Khalida Parveen, 67 tuổi, một nhà hoạt động chính trị xã hội kỳ cựu có trụ sở tại bang Hyderabad nói: “Thật kinh tởm đến tận xương tủy khi đăng ảnh rao bán người ở đó. Nó phản ánh trạng thái tinh thần của những người này. Họ ôm giữ sự hận thù trong lòng đến mức rao bán đấu giá một người phụ nữ lớn tuổi hơn cả mẹ của họ”.
Bà Khalida dẫn đầu một chiến dịch Twitter kêu gọi bắt giữ Yati Narsinghana và Saraswati, người tổ chức một mật nghị tôn giáo ở Haridwar kêu gọi bạo lực và diệt chủng đối với người Hồi giáo.
Sadaf Jafar, một chính trị gia có trụ sở tại Lucknow, bang Uttar Pradesh, thuộc Đảng Quốc đại Ấn Độ đối lập, đã rất sốc khi biết mình được đưa vào cuộc đấu giá.
Bà Sadaf nói với Nikkei: “Ban đầu, tôi có cảm giác sốc, bị tổn thương, cũng không biết chuyện gì đã xảy ra. Nhưng sau đó nó bắt đầu cào cấu, cắn xé tôi. Thật là kinh khủng khi nhìn thấy cả tên của những người lớn tuổi trong đó”.
Bất chấp những vụ bắt giữ, những nạn nhân phụ nữ nói rằng, họ có rất ít hy vọng về công lý.
“Những người bị bắt chỉ là phần nổi trong tảng băng chìm. Có một bộ máy lớn được vận hành từ một nơi khác”, bà Sadaf nói, đồng thời chỉ ra sự hỗ trợ mà những phần tử như vậy được hưởng từ những người theo BJP.
Geeta Seshu, đồng sáng lập của Tổ chức Free Speech Collective, một nhóm ủng hộ tự do báo chí, cho rằng các kênh đó cần được quy trách nhiệm và đưa ra ánh sáng của công lý.
Geeta nói với Nikkei: “Từ cuộc điều tra mà cảnh sát Mumbai đang thực hiện, chúng tôi vẫn biết rất ít về mức độ mà các ứng dụng này đã được sử dụng để nhắm mục tiêu vào phụ nữ. “Điều tôi thấy ngạc nhiên và đáng báo động, là danh sách rộng rãi mà họ dường như có về những phụ nữ Hồi giáo nổi tiếng trên khắp Ấn Độ. Những người bị bắt cho đến nay dường như chỉ là những con cá bé, và đằng sau họ có một nỗ lực lớn hơn nhiều”.
Trong khi các nạn nhân đang đau buồn, những người bị cảnh sát giam giữ “sẽ được tổ chức ăn mừng” trong các cộng đồng cánh hữu của họ. Cách duy nhất để giải quyết vấn đề này là thách thức quá trình cực đoan hóa”, bà nói.
Aljazeera cho biết, Một số nghị sĩ Ấn Độ đã nêu vấn đề với chính phủ, bao gồm cả bà Priyanka Chaturvedi, có trụ sở tại bang phía tây Maharashtra, quê hương của Mumbai.
Sau dòng tweet của bà Chaturvedi kêu gọi bộ trưởng CNTT của Ấn Độ thực hiện “hành động nghiêm khắc” chống lại “việc nhắm mục tiêu tấn công phụ nữ sai trái”, bộ trưởng cho biết GitHub đã chặn người dùng chịu trách nhiệm lưu trữ trang web và “cơ quan cảnh sát đang phối hợp để tiếp tục hành động”.
“Các khiếu nại của cảnh sát đã được xác nhận trong thời gian diễn ra các giao dịch với Sulli”. Tuy nhiên, không có hành động nào được thực hiện. Đó là lý do tại sao những người này cảm thấy được khích lệ”, bà Chaturvedi nói với Al Jazeera.
Phóng viên Rehbar, người cũng là nạn nhân cho biết, điều này là “đặc biệt đáng báo động” đối với những phụ nữ Hồi giáo, những người “chống lại chế độ phụ quyền và những hạn chế xã hội”, nhưng lại đang phải “đối mặt với sự quấy rối như vậy”.
“Thường thì phụ nữ được yêu cầu xóa hình ảnh của họ khỏi mạng xã hội và ẩn đi. Sau những nỗ lực quấy rối phụ nữ Hồi giáo như vậy, sẽ rất khó để nhiều phụ nữ giữ được lập trường và quan điểm của mình”.
Rana Ayyub, một nhà báo của tờ The Washington Post tại Mumbai, nói với Al Jazeera rằng mọi người đang “tung hô những vụ quấy rối phụ nữ có chủ đích mà không được pháp luật xác định. …Những cuộc đấu giá phụ nữ từ các cộng đồng thiểu số này cho thấy sự xuống cấp đạo đức của Ấn Độ và các giá trị hiến pháp của nó”, cô nói.
Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me?