Xe ô tô xước, bong sơn bị từ chối kiểm định, thực hư ra sao ?
Mấy tuần gần đây, việc kiểm định xe ô tô đang là vấn đề nhức nhối được quan tâm nhất trên các diễn đàn và mạng xã hội, sau khi cơ quan chức năng đã ra quân và bắt giam, khởi tố hằng chục chủ quản của các Trung tâm kiểm định vì nhiều sai phạm.
Ngoài việc làm nghiêm chỉnh các vấn đề về kiểm định để đảm bảo an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông, loại bỏ những vấn nạn trong các khâu kiểm định chất lượng xe thì cũng xảy ra nhiều vấn đề nhức nhối gây tranh cãi, một trong những vấn đề đó là việc lý do từ chối đăng kiểm khiến các chủ xe bật ngữa.
Lý do thực sự phía sau câu chuyện này chưa được kiểm chứng, nhưng với 1 vài lý do này, chúng ta thấy được rằng việc đăng kiểm của các xe cơ giới ở việt nam hiện tại đang bị làm quá lên hoặc đang bị siết chặt 1 cách quá mức.
Nhiều người bày tỏ sự bất bình trong thời gian gần đây là luôn có lý do, và việc này cần được xem xét lại, để người dân không phải chịu những cảnh khó chịu này.
Mới đây, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Trần Quang Lâm có văn bản gửi đề nghị các trung tâm đăng kiểm chủ động rà soát, chấn chỉnh các bất cập, sai phạm. Sở GTVT yêu cầu các trung tâm phối hợp chặt chẽ với cơ quan chức năng trong quá trình điều tra, xử lý các vi phạm pháp luật. Sở GTVT cũng yêu cầu khẩn trương rà soát, kiện toàn các dây chuyền kiểm định, chuẩn hóa các quy trình kiểm soát chất lượng nội bộ, đảm bảo phục vụ nhu cầu người dân.
Theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, trên địa bàn TP.HCM có tổng số 19 đơn vị đăng kiểm và chi nhánh với 49 dây chuyền phục vụ nhu cầu kiểm định cho người dân và doanh nghiệp. Trong đó, 9 trung tâm của doanh nghiệp, 3 trung tâm thuộc Sở GTVT và 7 trung tâm thuộc Cục Đăng kiểm.
Tuy nhiên, do bị phát hiện vi phạm, hiện nay có 8/19 trung tâm và chi nhánh với 20/49 dây chuyền phải tạm dừng hoạt động. Cục Đăng kiểm nhận định tình hình này sẽ dẫn đến hoạt động kiểm định ô tô tại TP.HCM không thể đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp, ảnh hưởng đến việc tham gia giao thông và vận tải của khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Mới đây, công an đã khởi tố và bắt tạm giam lãnh đạo, nhân viên của một số trung tâm đăng kiểm tại TP.HCM và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Bến Tre… vì hành vi nhận hối lộ để cấp giấy đăng kiểm cho xe không đủ điều kiện. Sau đó, tình trạng ô tô xếp hàng dài chờ đăng kiểm đã xuất hiện tại nhiều trung tâm trên địa bàn.
Một số trường hợp hay gặp khiến xe ôtô bị từ chối đăng kiểm
Dưới đây là một số trường hợp thường bị từ chối đăng kiểm khi đi Đăng kiểm phương tiện mà chủ xe, lái xe cần biết:
- Xe không đủ giấy tờ khi đi đăng kiểm
- Chưa đóng phí phạt nguội ( lỗi vi phạm giao thông qua hình ảnh camera): Theo thông tư 16/2021/tt-bgtvt áp dụng ngày 01/10/2021 thì trường hợp này được kiểm định 15 ngày chủ phương tiện nên thường xuyên kiểm tra phương tiện của mình có bị phạt nguội không tránh mất thời gian.
3. Lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc
Lắp thêm cản trước, cản sau, giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi vượt quá kích thước cho phép. Cụ thể theo cơ quan đăng kiểm, theo tiêu chuẩn, nếu xe lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4x3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm… Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe tự lắp thêm khung/cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu.
4. Thay đổi hệ thống đèn xe
Mọi hành vi thay đổi đèn xe so với thiết kế đều được coi là vi phạm khoản 2, điều 55, Luật Giao thông đường bộ. Mức xử phạt là 1.000.000 đ. Theo đó, việc thay đổi đèn xe, lắp đặt thêm đèn LED, đèn sương mù, đèn phía sau…đều vi phạm. Việc tự ý lắp thêm các loại đèn không có trong thiết kế của nhà sản xuất cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
5. Lắp thêm ghế đối với xe VAN (xe bán tải 2 chỗ ngồi)
Vì ô tô Van không có ghế sau nên nhiều người sau khi mua về đã “chế” thêm hàng ghế sau để có chỗ ngồi khi có thêm người đi…Theo phòng Kiểm định xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), hành vi lắp ghế sau cho xe Van (dù có sử dụng hay không) là sai quy định, sẽ không được đăng kiểm.
Khi sử dụng loại ô tô có lắp thêm ghế còn bị lực lượng CSGT kiểm tra, xử lý theo quy định với mức phạt từ 6 – 8 triệu đồng; buộc phải khắc phục bằng cách tháo bỏ hàng ghế sau, quay về nguyên trạng ban đầu như thiết kế.
6.Thay đổi kết cấu xe
Một lỗi khác nhiều chủ xe tải hiện nay đang mắc phải là cơi nới thùng hàng có chiều cao vượt quá chiều cao quy định, thông số kỹ thuật cho phép để có thể chở được nhiều hàng hơn… Đối với trường hợp chủ xe cơi nới thêm thùng hàng cao lên vượt quá tiêu chuẩn cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
7. Sử dụng mân vỏ không đúng theo tiêu chuẩn của nhà sàn xuất cho phép.
8. Không tuân thủ yêu cầu lắp đặt thiết bị giám sát hành trình
Trường hợp cuối cùng là xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (hộp đen) nhưng lại thiếu thiết bị này. Theo Nghị định 91/2009 về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng ô tô, có 5 loại ô tô phải lắp đặt hộp đen gồm: xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định; xe buýt; xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng; xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch; xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container.
Nguồn: OFFB