Share

Nếu F0 không khai báo với y tế địa phương thì điều gì xảy ra ?

CÂU HỎI
Tôi vừa tự test nhanh và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (hai vạch trên que test). Tôi vừa gọi vài lần đến đường dây nóng của cơ quan y tế phường như đều không thể liên lạc được, vậy tôi không khai báo mà tự điều trị có được không?
TRẢ LỜI
Bác sĩ Nguyễn Hồng Tâm, Phó giám đốc điều hành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tư vấn:
Về việc người dân tự xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 nhưng không báo y tế địa phương do có trường hợp báo cũng không được phát thuốc, không được ghi nhận là tình huống có xảy ra ở TP.HCM.
Điều này là do một số trạm y tế lúc đầu không đủ nhân lực, đường dây nóng hoạt động không thông suốt. Sở Y tế TP.HCM cũng đã chấn chỉnh, hỗ trợ tăng cường nhân lực cho trạm y tế lưu động để tiếp nhận F0 nhanh nhất có thể.
Theo quy trình phát hiện và xử lý F0 trong tình hình mới của ngành y tế, khi người dân phát hiện dương tính thì nên gọi điện đến trạm y tế phường hoặc trạm y tế lưu động.
Trong vòng 24 giờ, nhân viên y tế tại trạm y tế lưu động sẽ đến nhà tiếp cận người bệnh, kiểm tra lại xét nghiệm (nếu cần thiết), sau đó đánh giá tình trạng người bệnh, xem xét điều kiện cách ly, điều trị đối với F0.
Nếu F0 đủ điều kiện cách ly tại nhà thì được cách ly, điều trị tại nhà. Ngoài ra, các F1 cũng được cách ly, theo dõi và nhận được giấy xác nhận hoàn thành cách ly sau 14 ngày.
Tình trạng người dân cho rằng thông báo với nhân viên y tế nhưng không được phát thuốc nên họ không báo nữa, điều này gây thiệt hại rất lớn, trước mắt là tạo nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng, sau nữa là cũng là thiệt hại cho chính F0 và gia đình.
Hiện nay, chúng ta cần hiểu là không phải tất cả F0 đều được cấp túi thuốc. Các túi thuốc đều được chỉ định cụ thể cho người có triệu chứng hoặc biểu hiện nhẹ.
Tuy nhiên, nếu không được cấp thuốc thì F0 vẫn có quyền lợi khác nếu thực hiện khai báo đúng quy định, đó là đưa vào quản lý, chăm sóc, can thiệp kịp thời trong tình huống triệu chứng trở nặng, chuyển viện sớm.
Những người F1 sống cùng nhà với F0 cũng được theo dõi, quản lý và bảo vệ. Đặc biệt với gia đình có người cao tuổi, người có bệnh nền thì được nhân viên y tế quản lý vẫn tốt hơn.
Chúng tôi đã đề nghị các địa phương tăng cường truyền thông cho người dân hiểu vấn đề này. Các trạm y tế cũng phải thường xuyên theo dõi, tình hình đáp ứng để xem đủ nhân lực, đường dây nóng có thông suốt hay không, nhầm đảm bảo tất cả cuộc gọi đều được ghi nhận.
Điều quan trọng nhất là F0 sau khi khỏi bệnh, họ được cấp giấy xác nhận kết thúc cách ly, điều này rất thuận lợi cho họ về sau khi đi lại, tiêm vacicne.

You may also like...

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *