Vụ test Covid-19 với giá “cắt cổ” tại Bình Dương: Nhiều mờ ám cần làm rõ
Vụ việc cho thấy có sự buông lỏng quản lý của đơn vị y tế sở tại. Ngoài ra, việc lợi dụng tình hình dịch bệnh để ăn chặn tiền của 87 công nhân thông qua giá test Covid-19 “cắt cổ” là hành vi không thể chấp nhận.
Ngoài ra, sau khi Thanh tra Sở y tế Bình Dương xuống kiểm tra và làm việc, phòng khám đa khoa An Thuận cam kết khắc phục những tồn tại. Tuy nhiên, dư luận khó có thể chấp nhận việc đơn vị này đã “ăn” số tiền chênh lệch quá lớn khi thực hiện test Covid-19 cho công nhân lao động.
Tin trước đó: Trừ tiền test Covid-19 với giá “cắt cổ”, hàng trăm công nhân bức xúc
“Liên minh làm tiền” người lao động
87 công nhân lao động của Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam qua test nhanh phát hiện mắc Covid-19, xác định nguồn lây từ bên ngoài đã được công ty cách ly riêng, đồng thời mời phòng khám đa khoa An Thuận xuống lấy mẫu RT-PCR. Phía công ty nói rằng không bắt buộc công nhân phải xét nghiệm ở phòng khám này, nhưng trong tình huống không được lựa chọn thì người lao động chỉ biết làm theo và không có ý kiến gì.
Kết quả, đến tháng nhận lương, có người chỉ được nhận hơn 1 triệu đồng và tá hỏa khi biết số tiền bị trừ test Covid-19 là quá cao so với giá thành mặt bằng chung bên ngoài. Nhiều người chỉ biết ôm mặt khóc và thể hiện sự bức xúc thông qua mạng xã hội.
Thế nhưng, có một nghịch lý là phòng khám đa khoa An Thuận lại chưa được Sở Y tế Bình Dương cho phép thực hiện dịch vụ xét nghiệm RT-PCR. Cơ sở này đã “luồn lách” bằng cách thực hiện lấy mẫu rồi gửi các phòng xét nghiệm thực hiện RT-PCR đủ điều kiện. Tuy nhiên, khi báo giá dịch vụ xét nghiệm RT-PCR cho các công ty trên địa bàn, phòng khám lại không nêu rõ đơn vị gửi mẫu đủ điều kiện xét nghiệm RT-PCR.
Tại buổi làm việc với Thanh tra Sở Y tế tỉnh Bình Dương, phòng khám đa khoa An Thuận đã trưng ra bản hợp đồng với các đơn vị thực hiện xét nghiệm RT-PCR. Cụ thể, hợp đồng nguyên tắc số 07/21/PKĐKAT-YHDPPN ngày 15-7-2021 giữa phòng khám và Trung tâm y học dự phòng kèm bảng báo giá xét nghiệm mẫu đơn là 1.000.000 đồng/mẫu.
Theo tìm hiểu của phóng viên, Trung tâm y học dự phòng là cơ sở y tế nhà nước thì việc thu giá xét nghiệm phải theo quy định của Bộ Y tế hướng dẫn.
Trước đây, theo hướng dẫn của Bộ Y tế, phí xét nghiệm sàng lọc SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR là 734.000 đồng/xét nghiệm. Sau này, thông tư số 16/2021/TT-BYT ngày 8-11-2021 quy định giá dịch vụ xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR, mức giá tối đa bao gồm cả sinh phẩm xét nghiệm không quá 518.400 đồng/xét nghiệm.
Khoan chưa nói đến việc thu giá sai quy định của Trung tâm y học dự phòng, việc phòng khám đa khoa An Thuận chỉ lấy mẫu và trả kết quả nhưng hưởng trọn 900.000 đồng/người đã là quá cao. Những con số biết nói trên cho thấy cứ qua một cơ sở y tế, giá lại được nâng lên “một ít” và hậu quả là người công nhân lao động phải “gánh hết”.
Trách nhiệm của y tế địa phương ở đâu?
Trước đó, ngày 28-9-2021, Bộ Y tế có công văn số 8157/BYT-KHTC đề nghị Sở Y tế các tỉnh/thành phố thuộc Trung ương; các cơ sở y tế thuộc Bộ Y tế; Y tế các Bộ, ngành; các cơ sở y tế tư nhân nghiêm túc chấn chỉnh việc thực hiện thu dịch vụ xét nghiệm Covid – 19, trong đó nhấn mạnh người bệnh không phải trả tiền khi được chỉ định test Covid-19.
Quay trở lại câu chuyện của 87 công nhân Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam, sau khi doanh nghiệp test nhanh và phát hiện họ dương tính nên đã chỉ định test RT-PCR. Về nguyên tắc, công ty phải thông báo với y tế địa phương. Trung tâm y tế cấp huyện chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện và tiến hành xử lý ngay, đúng quy định khi nhận được báo cáo kết quả xét nghiệm có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.
Danh sách người lao động Công ty TNHH Uchiyama Việt Nam bị trừ tiền test Covid-19 với giá “cắt cổ”
Nếu trường hợp doanh nghiệp tự bỏ tiền ra để test RT-PCR cho công nhân mình thì không có gì bàn cãi. Tuy nhiên, tiền test RT-PCR lại bị trừ vào lương và không cho người lao động được lựa chọn đơn vị thực hiện test Covid-19, dẫn đến việc họ phải trả với mức giá “cắt cổ” là không đúng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người mắc Covid-19.
Trong trường hợp người bệnh tự cách ly tại nhà, trách nhiệm test RT-PCR lần thứ nhất phải do y tế địa phương thực hiện nhằm khẳng định F0, cũng như liên quan đến việc giải quyết các chế độ cho F0 sau này. Còn những lần test RT-PCR sau, việc người lao động và doanh nghiệp muốn đảm bảo an toàn tuyệt đối trước khi trở lại nhà máy thì có thể do các bên tự thực hiện, nhưng người lao động được quyền lựa chọn cơ sở y tế.
Câu hỏi đặt ra là vai trò, trách nhiệm của Trung tâm y tế, cũng như trạm y tế lưu động trong KCN tại TP Thuận An ở đâu, nhất là khi Bình Dương là một trong những địa phương tổ chức rất nhiều trạm y tế lưu động để hỗ trợ doanh nghiệp khi có ca mắc Covid-19.
Và, có hay không sự cấu kết với nhau tạo nên đường dây test Covid-19 và “chạy” test Covid-19 để trục lợi, nhất là trục lợi trên những công nhân nghèo?
Dư luận đang chờ câu trả lời từ phía cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương!
Cụ thể, các công nhân phản ánh vào cuối tháng 10- 2021, nhiều người test nhanh và phát hiện bị dương tính với Covid-19. Sau đó, công ty yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR của một đơn vị y tế ở bên ngoài, chi phí xét nghiệm được trừ vào tiền lương. Đến ngày 10-12, khi nhận lương, nhiều người bị trừ đến 1,9 triệu đồng (tương đương với 1 lần lấy mẫu xét nghiệm RT-PCR), có người bị trừ 4,5 triệu đồng (3 lần xét nghiệm RT-PCR).
Trong khi đó, tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, giá xét nghiệm RT-PCR của các cơ sở y tế từ chỉ từ 450 ngàn đồng/mẫu đơn. Doanh nghiệp và công nhân lao động có thể lựa chọn các cơ sở y tế đủ điều kiện trên địa bàn để xét nghiệm với giá thành hợp lý.
I’m really impressed with your writing skills as well as with the layout on your blog. Is this a paid theme or did you modify it yourself? Either way keep up the nice quality writing, it is rare to see a great blog like this one today..