Chuyện gì đến rồi cũng sẽ đến, Hơn 2,8 triệu người tại TP.HCM đã tiêm vắc-xin Sinopharm, Trung Quốc
Tính đến ngày 10/8, TP.HCM đã tiêm vắc-xin Sinopharm (hay còn gọi là vắc-xin Vero Cell) cho hơn 2,8 triệu người, trong đó quận 7 đã tiêm cho 9.000 người – giới chức quận 7 đưa ra con số trong phiếu đăng ký tiêm sau khi “kêu gọi” người dân trong quận tiêm vắc-xin của hãng này.
Ngày 12/8, ông Hoàng Minh Tuấn Anh, Chủ tịch UBND quận 7, TPHCM ký thông báo đóng dấu khẩn về việc “Tuyên truyền, vận động người dân tiêm vắc-xin Vero Cell”.
Văn bản dẫn số liệu cho hay tính đến thời điểm trên, tại quận 7 đã có 154.409 trường hợp tiêm vắc xin phòng COVID-19 (đạt trên 60%), các loại vắc xin đang sử dụng là AstraZeneca (Anh) và Pfizer, Moderma (Mỹ).
Với việc TP.HCM đã nhập khẩu 1 triệu liều vắc-xin Sinopharm, được sản xuất tại Trung Quốc, UBND quận 7 đề nghị UBND 10 phường “tuyên truyền, vận động” người dân tiêm vắc-xin Sinopharm, lập danh sách gửi về phòng Y tế quận 7 trước 11h ngày 12/8 để đề xuất TPHCM phân bổ vắc-xin.
Lý do đưa ra là vắc-xin Sinopharm đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) phê duyệt trong danh sách vắc-xin sử dụng khẩn cấp, nhiều nước đã sử dụng; 1 triệu liều vắc-xin TP.HCM đã nhập khẩu đã được Viện Kiểm định chất lượng quốc gia và Sinh phẩm y tế kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng, các tỉnh đã tiêm trong dân (Hải Phòng, Quảng Ninh).
“Loại vắc -xin công hiệu nhất là loại vắc xin tiêm sớm nhất”, văn bản do Chủ tịch quận 7 ký nhấn mạnh.
Đây là lần đầu tiên một loại vắc-xin ngừa COVID-19 khiến giới chức chính quyền một quận đứng ra vận động người dân nhận tiêm. Tình huống này chưa từng xảy ra với các loại vắc-xin đã được Việt Nam đưa vào sử dụng là AstraZeneca (Anh) và Pfizer, Moderma (Mỹ).
Dù tính chất “vận động” của văn bản không thay đổi, có hai thông tin trong văn bản của UBND quận 7 cần lưu ý. Đoạn thứ 3 trong văn bản đưa ra hai thông tin chính, dễ gây hiểu lầm:
1/“Lô vắc-xin này [1 triệu liều TP.HCM đã nhập khẩu – chú thích] nằm trong 5 triệu liều vắc-xin đã được Viện Kiểm định chất lượng quốc gia và Sinh phẩm y tế kiểm định chất lượng và cấp giấy chứng nhận xuất xưởng ngày 4/8/2021.”
Hiện nay, Bộ Y tế chỉ mới kiểm định chất lượng của 1 triệu liều đã nhập về, chứ không phải đối với cả 5 triệu liều do TP.HCM đặt mua.
Theo công bố của Bộ Y tế, Viện Kiểm định quốc gia vắc-xin và sinh phẩm y tế đã kiểm định chất lượng và cấp các giấy chứng nhận xuất xưởng vắc-xin, sinh phẩm y tế số 11421/VXVR – TT, 11521/VXVR – TT, 11621/VXVR – TT, 11721/VXVR – TT ngày 4/8 đối với 4 lô vắc-xin với tổng số lượng 1 triệu liều, do Công ty Dược Sài Gòn nhập khẩu hôm 31/7.
Theo đó, cách viết trên của UBND quận 7 gây hiểu lầm rằng cả 5 triệu liều vắc-xin (trong đó 4 triệu liều chưa nhập) đã được cấp giấy chứng nhận xuất xưởng, “đủ điều kiện sử dụng”.
2/ “Tại Việt Nam, lô vắc-xin này đã được các tỉnh tiêm trong dân (Hải Phòng, Quảng Ninh)”.
Hiện chỉ có tỉnh Quảng Ninh công khai các đợt tiêm vắc-xin Sinopharm đại trà trong dân chúng, theo các nhóm dân cư, sử dụng từ khoản phân bổ từ lô 500.000 liều vắc-xin Vero Cell do Trung Quốc tặng, Bộ Y tế phân bổ. Hải Phòng chưa tiêm loại vắc-xin này, dù gần đây đưa ra công bố sẽ tiếp nhận loại vắc-xin này để tiêm trong dân.
Cách viết trên của UBND quận 7 có thể gây nhầm lẫn rằng lô vắc-xin 1 triệu liều do TP.HCM nhập khẩu đã được sử dụng tại Hải Phòng, Quảng Ninh.
Tại “Phiếu đăng ký tiêm vắc-xin Vero Cell của hãng Sinopharm” do quận 7 phát để người dân đăng ký tiêm có nêu: “Đến ngày 10/8/2021, TP.HCM đã tiêm vắc-xin Vero Cell cho 2.852.194 người, riêng quận 7 đã tiêm cho 9.000 người, bao gồm người Trung Quốc đang làm việc, cư trú trên địa bàn; người Việt có nhu cầu học tập, làm việc, kinh doanh tại Trung Quốc; Tập đoàn FPT…”
Nếu số liệu trên là chính xác, điều này có nghĩa hơn 2,8 triệu người đang sinh sống tại TP.HCM đã tiêm vắc-xin Sinopharm, bao gồm cả công dân Trung Quốc và công dân Việt Nam.
Con số này cao hơn nhiều so với tổng số liều vắc-xin Sinopharm mà giới chức TP công bố đưa vào tiêm – 19.000 liều do Bộ Y tế phân bổ trong lô 500.000 liều phía Trung Quốc tặng.
Tại cuộc họp báo ngày 10/8, phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM – ông Nguyễn Hoài Nam cho hay TP triển khai tiêm số lượng vắc-xin trên dựa trên văn bản đề xuất của các đơn vị, trong đó có Tập đoàn FPT. Tại thời điểm này, đối với 1 triệu liều vắc-xin Sinopharm mà TP.HCM mới nhận về, ông Nam cho hay các cơ quan của TP.HCM đang làm việc và chờ ý kiến từ Bộ Y tế, tức chưa đưa vào sử dụng.
Theo công bố của Sở Y tế TP, từ hôm nay, 13/8, 1 triệu liều vắc xin Sinopharm do TP này nhập về mới được đưa vào tiêm tại các quận, huyện.
Sự bất nhất về thông tin gây nên nhiều hoài nghi khi các con số được giới chức đưa ra trong các văn bản, thông báo nhằm thuyết phục người dân tự nguyện tiêm vắc-xin Sinopharm.
Nguyễn Quân/ Trithucvn.org
In both approaches, a strong reduction in tumor cell survival was detectable priligy tablets online