Share

Bắc Kinh thúc giục công dân tải ‘ứng dụng chống lừa đảo,’ dấy lên lo ngại về quyền riêng tư

Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) hiện đã quảng bá rộng rãi một ứng dụng chống lừa đảo do cảnh sát phát triển có chức năng như phần mềm gián điệp kể từ tháng 03/2021, theo người dân mô tả khi họ giải thích mức độ xâm nhập mà ứng dụng này cho phép trên điện thoại của họ.

Ứng dụng trên, được gọi là Trung tâm Chống Lừa đảo Quốc gia, trên danh nghĩa là một hệ thống bảo vệ cho công dân Trung Quốc, nhưng thay vào đó, ứng dụng này cung cấp quyền truy cập trực tiếp vào nội dung riêng tư trên điện thoại của người dùng.

Trong một báo cáo hôm 15/09, The Epoch Times Hoa ngữ đã phỏng vấn nhiều cá nhân đã cài đặt ứng dụng này. Một cư dân Bắc Kinh, họ Trịnh (Zheng), nói với The Epoch Times rằng ứng dụng này đang theo dõi và giám sát các công dân, ngăn họ truy cập vào các trang web ở hải ngoại.

Anh cho biết chi bộ phòng cảnh sát quận Trường Bình đã yêu cầu cha mẹ của các em học sinh cài đặt ứng dụng này với danh nghĩa bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật tài sản. Họ cũng đặt ra thời hạn cho việc tải xuống và yêu cầu các bậc cha mẹ sau khi [hoàn thành] thì phải báo cáo lại cho giáo viên phụ trách con em họ.

Trong khi trò chuyện qua điện thoại với The Epoch Times, anh Trịnh cho biết ứng dụng này đã đánh dấu cuộc gọi qua Internet nào có tiềm ẩn khả năng lừa đảo.

Tại tỉnh Hà Nam, một người dân họ Lãnh (Leng) cũng cho biết trong một cuộc phỏng vấn với The Epoch Times rằng một trường học của địa phương đã yêu cầu con ông tải xuống công cụ này. Ông gọi đó là “một con mắt do thám có mặt ở khắp nơi” đối với các công dân.

Một số người dùng Trung Quốc cho biết vào tháng Tư rằng họ phải cung cấp tên thật, địa chỉ nhà đầy đủ, số ID, nhận dạng khuôn mặt, và đồng ý với 29 yêu cầu của nhà phát triển ứng dụng — Cục Điều tra Hình sự thuộc Bộ Công an Trung Quốc — trước khi ứng dụng này hoạt động.

Tại tỉnh Hồ Bắc, miền Trung Trung Quốc, một người cha họ Vũ (Wu) có câu chuyện tương tự cho biết ứng dụng này đang ngăn cấm công dân tiếp cận các phương tiện truyền thông ngoại quốc và các tổ chức ủng hộ dân chủ, mà ĐCSTQ gắn nhãn là “các thế lực thù địch ở hải ngoại.”

Ông Vũ nói: “Ứng dụng đó đưa ra các cảnh báo khi [gười dùng] truy cập vào phần mềm vượt Vạn lý Tường lửa của ĐCSTQ và các nền tảng truyền thông xã hội của ngoại quốc như Telegram.”

Đi kèm với việc chặn nội dung, ứng dụng này còn yêu cầu quyền sửa đổi cấu hình hệ thống, chỉnh sửa và xóa nội dung trong các thiết bị lưu trữ USB, truy cập danh bạ, nhật ký cuộc gọi, tin nhắn, hình ảnh, video, trạng thái điện thoại, và nhận dạng.

Kể từ hôm 16/09, The Epoch Times đã phát hiện ứng dụng của chính quyền này đã được xếp hạng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trong ngày thứ sáu [phát hành], theo công cụ theo dõi ứng dụng Trung Quốc Qimai. Bất kể ứng dụng này có phổ biến thế nào, ứng dụng chỉ được đánh giá 2.5 trên 5 và tỉ lệ thích là 40 [%], dựa trên tổng 84,925 bình luận sẵn có tại thời điểm đó.

nguồn: https://etviet.com/bac-kinh-thuc-giuc-cong-dan-tai-ung-dung-chong-lua-dao-day-len-lo-ngai-ve-quyen-rieng-tu_242115.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *