Share

Tín hiệu mới cho thấy ông Tập Cận Bình sẽ tiếp tục tại nhiệm?

Gần đây Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã ban hành “Đề cương thực hiện Pháp trị 2021 – 2025”, yêu cầu tất cả các địa phương, sở ngành nghiêm túc triển khai thực hiện. Do ông Tập Cận Bình là tác giả của tư tưởng “pháp trị” mà đề cương này đề cập, vì vậy truyền thông Mỹ cho rằng điều này gián tiếp tiết lộ ông Tập sẽ tiếp tục làm lãnh đạo Trung Quốc trong nhiệm kỳ tới.

Đề cương pháp trị mới của ĐCSTQ

Ngày 12/8 “Mạng thông tin ĐCSTQ” (Cpcnews) đưa tin, ngày 11/8 Ủy ban Trung ương ĐCSTQ và Quốc vụ viện đã ban hành “Đề cương thực hiện xây dựng Chính phủ pháp trị (2021-2025)” và thông báo đến tất cả các sở, ngành nghiêm túc triển khai thực hiện đề cương. Đề cương nhấn mạnh kiên quyết tuân thủ lãnh đạo của ĐCSTQ trong việc xây dựng nhà nước pháp trị, qua đó yêu cầu quán triệt thực hiện tư tưởng pháp trị xuất phát từ lãnh đạo Tập Cận Bình.

Tân Hoa xã của ĐCSTQ vào ngày 27/2/2015 cũng đưa tin tương tự và yêu cầu “thực hiện sâu sắc tinh thần trong loạt bài phát biểu quan trọng của Tổng Bí thư Tập Cận Bình”.

Gián tiếp cho thấy Tập Cận Bình tiếp tục tại nhiệm

Đài Á châu Tự Do (RFA) có nhận định, những dấu hiệu hiện tại cho thấy các quan chức cấp cao của Trung Nam Hải đã kết thúc kỳ nghỉ ở Bắc Đới Hà. Một học giả giấu tên cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng “Đề cương nhà nước pháp trị 2021 – 2025” này không có gì mới, “Từ đầu đến cuối, người ta không thấy bất kỳ ý tưởng mới nào, rất khó để giải thích ý nghĩa cụ thể [mới nào] của những khái niệm như “chính phủ pháp trị” và “nhà nước pháp trị”; ví dụ như nhiều vấn đề mơ hồ về Chính phủ thúc đẩy công bằng như thế nào, làm sao để thúc đẩy nhiều phúc lợi hơn, mối quan hệ của chính phủ với thị trường tự do. Ngoài ra còn nhiều chuyện chưa nhắc đến như như cải cách xã hội trong tương lai, vấn đề quan hệ giữa ĐCSTQ và bộ máy hành chính…”

Nhưng đề cương mới này là một tài liệu mang tính kế thừa của hệ thống ĐCSTQ. Sau khi kỳ nghỉ của quan chức Trung Nam Hải tại Bắc Đới Hà, bất kỳ tài liệu nào do Trung Nam Hải đưa ra đều có thể được coi là chính sách có thể thực hiện sau Đại hội 20 ĐCSTQ. Một học giả ẩn danh cho biết Đề cương về cái gọi là Chính phủ pháp trị này thực chất chỉ giới hạn trong những chuyện hệ thống hành chính, đó là vấn đề của một chính phủ hành chính khép kín và không liên quan đến việc hoạch định chính sách. Do đó, học giả này cho rằng Đề cương pháp trị 2021 – 2025 này đặt ra định hướng cho cơ quan hành chính Trung Quốc sau Đại hội 20 ĐCSTQ, nó cũng có thể gián tiếp chỉ ra rằng Tập Cận Bình sẽ tiếp tục là nhà lãnh đạo cao nhất của ĐCSTQ.

Nhìn lại việc sửa đổi Hiến pháp trước đây

Ngay từ tháng 12/2018, Trung ương ĐCSTQ đã đưa ra vấn đề sửa đổi một phần Hiến pháp, qua đó đề nghị xóa một trong những quy định tại khoản 3 Điều 79 của Hiến pháp Trung Quốc, bỏ giới hạn nhiệm kỳ trong 2 khóa đối với vị trí Chủ tịch và Phó Chủ tịch nước của ĐCSTQ.

Vào ngày 5/3 cùng năm, tại kỳ họp đầu tiên của Quốc hội ĐCSTQ khóa 13 đã đưa ra dự thảo sửa đổi Hiến pháp. Chiều 11/3, Hội nghị toàn thể lần thứ 3 của Quốc hội ĐCSTQ đã biểu quyết thông qua sửa đổi Hiến pháp.

Về vấn đề này, nhiều tổ chức truyền thông phương Tây và trên thế giới có nhận định mục đích chính của việc ĐCSTQ sửa đổi hiến pháp này là mở đường cho việc tái nhiệm của ông Tập Cận Bình và thậm chí là làm lãnh đạo trọn đời, vì ĐCSTQ không có quy định hạn chế nhiệm kỳ chức Tổng Bí thư Trung ương.

Nguyên Đức, Vision Times/ Trí Thức VN.

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *