Share

Các tội danh tham nhũng’ nhắm vào hai quan chức Trung Quốc gần đây cho thấy một âm mưu đảo chính

Hai quan chức cao cấp trong hệ thống an ninh nội địa của Trung Quốc đã chính thức trở thành mục tiêu mới nhất của chiến dịch chống tham nhũng của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.

Hôm 30/09, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương (CCDI), cơ quan giám sát chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông báo rằng, vụ án chống lại ông Tôn Lập Quân (Sun Lijun), cựu Thứ trưởng Bộ Công an, hiện đã bước vào giai đoạn điều tra chính thức.

Hai ngày sau, CCDI tiếp tục đưa ra một thông báo khác, cho biết họ đang mở một cuộc điều tra đối với ông Phó Chính Hoa (Fu Zhenghua), cựu Bộ trưởng Tư pháp và Thứ trưởng Bộ Công an.

Ông Tôn đang bị buộc tội có “dã tâm bành trướng chính trị và phẩm chất chính trị yếu kém.” Cụ thể, ông được cho là đã “ngang nhiên cấu kết với những người khác” để thành lập các nhóm lợi ích và kiểm soát các bộ phận then chốt [trong nội bộ ĐCSTQ].

Tiến sĩ Chương Thiên Lượng (Zhang Tianliang), một chuyên gia về các vấn đề Trung Quốc sinh sống tại Hoa Kỳ nói với The Epoch Times rằng, hai thông báo chính thức trên được đưa ra cùng thời điểm và cả hai đều sử dụng các thuật ngữ đặc biệt về đấu đá chính trị để định ra các tội danh bị cáo buộc cho họ. Ông Chương cho hay, có thể đây là một dấu hiệu cho thấy hai vụ án này có mối liên hệ với nhau.

Các thuật ngữ được dùng trong nội bộ ĐCSTQ như “dã tâm bành trướng chính trị” và “ngang nhiên cấu kết bè phái,” đã được sử dụng để kết tội ông Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu lãnh đạo quyền lực của bộ máy an ninh nội địa vào năm 2014, cũng như ông Bạc Hy Lai (Bo Xilai), cựu bí thư thành ủy Trùng Khánh, và ông Mạnh Hoành Vĩ (Meng Hongwei), chủ tịch Interpol của ĐCSTQ. Ngoài ra, cả hai ông Chu và Bạc đều là cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Chương cho biết, ông tin rằng cả ba người này đã tham gia vào một âm mưu đảo chính chống lại ông Tập vào thời điểm đó.

Ông Chương cho rằng, việc chính thức sử dụng các thuật ngữ này để mô tả hành vi phạm tội của ông Tôn ngụ ý rằng cả ông Tôn và ông Phó cũng đã tham gia vào một kế hoạch đảo chính. Theo ông Trương, một người khác có thể dính líu đến hàng loạt vụ án gần đây là ông Mạnh Kiến Trụ (Meng Jianzhu), một cựu bí thư đã về hưu của Ủy ban Các vấn đề Chính trị và Pháp luật. Lần theo dấu vết của bè phái chính trị riêng biệt này, người ta sẽ thấy rằng cựu phó chủ tịch của ĐCSTQ Tăng Khánh Hồng (Zeng Qinghong) là người cầm đầu nỗ lực này, ông nói.

Tháng 12/2014, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ dẫn lời một chuyên gia truyền thông cho biết, “Ông Chu Vĩnh Khang là nhân vật cầm đầu thực sự của ‘nhóm đảo chính’ lớn nhất kể từ khi Trung Quốc Cộng sản thành lập vào năm 1949… Và chiến dịch chống tham nhũng của ông Tập Cận Bình thực chất là một biện pháp thanh trừng chính trị nhắm vào những kẻ liên quan đến cuộc đảo chính này.”

Tuy nhiên, theo ông Chương, kẻ chủ mưu thực sự đằng sau cuộc đảo chính không phải là ông Chu Vĩnh Khang, mà là ông Tăng Khánh Hồng.

Ông Tăng xuất thân từ dòng dõi trâm anh thế phiệt – có cha là ông Tăng Sơn (Zeng Shan), một Đảng viên lão làng của ĐCSTQ – một người ủng hộ trung thành của cựu lãnh đạo Trung Quốc Giang Trạch Dân. Trước khi trở thành tổng bí thư ĐCSTQ vào năm 1989, ông Giang từng là chủ tịch thành phố Thượng Hải và làm việc chặt chẽ với ông Tăng, Phó chủ tịch đương thời của Thượng Hải. Ngay khi ông Giang trở thành chủ tịch ĐCSTQ, ông ta đã thăng chức cho ông Tăng và điều ông này về Bắc Kinh.

Khi ông Giang dần củng cố quyền lực của mình và thành lập một phe phái trong ĐCSTQ, ông Tăng trở thành chỉ huy quyền lực thứ hai trong nhóm lợi ích chính trị này.

Các cấp bậc chính thức của ông Tôn Lập Quân, ông Phó Kiến Hoa, ông Mạnh Hoành Vĩ và ông Mạnh Kiến Trụ đều là cấp thứ trưởng hoặc cấp bộ. Ông Chương chỉ ra rằng không thể có chuyện những người này tự mình nỗ lực tranh quyền và tham gia vào một cuộc đảo chính. Đứng sau họ phải có một nhân vật cao hơn mà cấp bậc của người này chí ít phải là đương nhiệm hoặc cựu Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Ông Chương cho biết: “Dựa trên tất cả những manh mối này, chỉ có ông Tăng Khánh Hồng mới đáp ứng được toàn bộ các tiêu chí.”

Dựa trên quy định về tuổi nghỉ hưu của ĐCSTQ, các quan chức được ông Tăng đề bạt khi ông này nắm quyền hầu hết sẽ rút lui khỏi trung tâm quyền lực sau Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 của ĐCSTQ vào năm tới. Ông Chương cho rằng ông Tăng sẽ làm mọi điều có thể để đáp trả các biện pháp của ông Tập chống lại mình, trong khi ông Tập có khả năng sẽ tiếp tục thanh trừng những người theo phe ông Tăng cho đến khi cuối cùng bỏ tù được ông này.

Ông Chương dự đoán rằng, trước Đại hội Toàn quốc lần thứ 20 vào năm sau, một số quan chức cao cấp sẽ lần lượt bị hạ bệ. Ông nói, “Chắc chắn sẽ có một trận chiến giữa ông Tập Cận Bình và ông Tăng Khánh Hồng.”

Trước khi có tuyên bố chống lại ông Tôn và ông Phó của CCDI, tạp chí lý luận hàng đầu của ĐCSTQ Cầu Thị đã đăng một bài báo lên án cựu lãnh đạo Trung Quốc Lâm Bưu (Lin Biao) vì đã âm mưu một cuộc đảo chính quân sự chống lại Mao Trạch Đông vào những năm 1970. Ông Lâm là một nhân vật quan trọng trong những ngày đầu thành lập của ĐCSTQ với tư cách vừa là nhà lãnh đạo quân sự vừa là cánh tay phải của ông Mao. Bài báo nhấn mạnh rằng lịch sử thành lập của ĐCSTQ là về “Đảng chỉ huy nòng súng,” và đã được các kênh truyền thông nhà nước khác của Trung Quốc đăng lại một cách rộng rãi.

Nhà bình luận về các vấn đề thời sự đang sinh sống tại Hoa Kỳ, ông Trần Phá Không (Chen Pokong) nói với The Epoch Times rằng, dường như bài báo cho thấy rằng hiện tại một kế hoạch đảo chính đang ấp ủ trong Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA). Thông qua việc lưu hành bài báo, giới chức trung ương có ý định cảnh báo quân đội rằng ông Tập mới là chỉ huy của PLA.

https://etviet.com/chuyen-gia-cac-toi-danh-tham-nhung-nham-vao-hai-quan-chuc-trung-quoc-gan-day-cho-thay-mot-am-muu-dao-chinh_243977.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *