Share

LHQ tố cáo tội ác cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm của Đảng Cộng sản Trung Quốc

Trong một báo cáo đáng sợ, một hội đồng gồm các chuyên gia nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) đã tố cáo rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang thực hiện hàng nghìn ca mổ lấy nội tạng từ các tù nhân lương tâm, những người bất đồng chính kiến ​​và tôn giáo, để bán nội tạng của họ với số tiền hàng triệu đô la cho thị trường cấy ghép nội tạng bất hợp pháp.

Theo các chuyên gia nhân quyền, ĐCSTQ đứng sau hoạt động mổ cắt tim, thận, gan và giác mạc của ít nhất 100.000 tù nhân mỗi năm, với một mạng lưới buôn bán nội tạng hoạt động trên quy mô lớn dưới sự bảo trợ của chính phủ. Báo cáo tuyên bố rằng chương trình cưỡng bức thu hoạch nội tạng thu về 1 tỷ đô la mỗi năm, BL đưa tin.

Nạn nhân chính của nạn kinh doanh tàn bạo này là các tù nhân bất đồng chính kiến ​​của ĐCSTQ, những người thường bị giam giữ cách ly, không được tiếp xúc với gia đình hoặc luật sư của họ, và đặc biệt là các tù nhân tôn giáo, bao gồm cả người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ và các học viên Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công là những người có sức khỏe tuyệt vời do thói quen sinh hoạt lành mạnh và tâm thái an hòa của họ, đảm bảo nội tạng chất lượng hàng đầu.

Bất chấp những cáo buộc thuyết phục về việc cưỡng bức mổ cướp nội tạng, cộng đồng quốc tế vẫn bất lực trong việc ngăn chặn việc giết mổ, vì các cơ quan như Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tiếp tục chấp nhận dữ liệu bệnh viện không đầy đủ và sai lệch của chính phủ độc tài ở Bắc Kinh.

Theo chi tiết của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ, thông tin đáng tin cậy chỉ ra rằng những người bị giam giữ thuộc dân tộc thiểu số, ngôn ngữ hoặc tôn giáo có thể bị cưỡng bức xét nghiệm máu và kiểm tra nội tạng, chẳng hạn như quét siêu âm và chụp X-quang. Kết quả của các xét nghiệm được ghi lại trong cơ sở dữ liệu về các nguồn nội tạng sống, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phân bổ nội tạng khi người mua yêu cầu.

Các phương tiện truyền thông của Anh, The Daily Mail, đã đưa tin về lời khai đau lòng của một học viên Pháp Luân Công tên là Jinato Liu trước các chuyên gia của Liên Hợp Quốc.

Ông Lui kể lại: “Tôi đã bị giam hơn hai năm trong phòng giam với khoảng tám người nghiện ma túy, những người này thường xuyên bị lôi kéo lạm dụng các học viên Pháp Luân Công. Phòng giam được lắp đặt camera giám sát nên lính canh biết mọi việc diễn ra bên trong. Một ngày nọ, một tù nhân nghiện ma túy đã đánh vào lưng và thắt lưng của tôi và một người khác bước vào và hét lên, ‘Chớ làm hỏng nội tạng của anh ta’!

Một học viên Pháp Luân Công khác, Yu Xinhui, người đã ngồi sau song sắt sáu năm, cho biết một bác sĩ trong hệ thống nhà tù đã cố gắng cảnh báo về sự kinh hoàng này. “Đừng chống lại Đảng Cộng sản, họ sẽ lấy gan của bạn mà bạn không hề nhận ra”.

Cuộc điều tra lưu ý thêm rằng kế hoạch buôn người chủ yếu dựa vào các nhân viên y tế có trình độ, những người phải tôn trọng lời thề Hippocrate, bao gồm “bác sĩ phẫu thuật, bác sĩ gây mê và các chuyên gia y tế khác”, cũng như sự tham gia của các chuyên gia khu vực công khác nhau.

Một trong những vấn đề gây tranh cãi trong hệ thống cấy ghép nội tạng của Trung Quốc là người nhận có thể đặt lịch phẫu thuật vào những thời điểm và địa điểm cụ thể. Trong các hệ thống y tế khác, điều này không xảy ra vì các bác sĩ phẫu thuật không thể đoán trước khi nào một người đã chọn là người hiến tạng sẽ chết.

Theo một quy trình đạo đức được WHO phê duyệt, các cơ quan nội tạng được phân bổ cho bệnh nhân khẩn cấp nhất trong danh sách cấy ghép, người ở trong khoảng cách gần nhất với bệnh viện.

Bài báo của Daily Mail cho thấy một sự song song thú vị giữa những gì đang diễn ra ở Trung Quốc với bộ phim truyền hình mini mới của Hàn Quốc “Trò chơi con mực” (Squid Game) đang gây sóng gió trên Netflix.

Trong khi bộ phim truyền hình châu Á, rõ ràng là hư cấu và chỉ trích gay gắt về cuộc sống hiện đại và nạn tham nhũng của Hàn Quốc, một trong những tình tiết phụ của chương trình tập trung vào thực tế kinh hoàng ở Trung Quốc: thị trường chợ đen buôn bán và mổ cướp nội tạng.

Các cáo buộc cưỡng bức mổ cướp nội tạng dưới chế độ ĐCSTQ đã bắt đầu từ vài năm trước. David Kilgour, cựu Ngoại trưởng Canada khu vực Châu Á Thái Bình Dương, cùng với David Matas, một luật sư nhân quyền quốc tế nổi tiếng, đã quyết định điều tra kỹ lưỡng và vạch trần tội ác diệt chủng kinh hoàng này.

Kết quả điều tra của họ được công bố vào ngày 20/7/2006, trong một tài liệu có tựa đề “Báo cáo về cáo buộc mổ cướp nội tạng của các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc”.

The Epoch Times đưa tin, sau khi tiến hành điều tra, Tòa án Trung Quốc độc lập và quốc tế gồm 7 thành viên đã đưa ra phán quyết vào tháng 12/2018. Phán quyết kết luận: “Các thành viên của Tòa đều chắc chắn — nhất trí, và chắc chắn ngoài nghi ngờ hợp lý — rằng ở Trung Quốc, nạn cưỡng bức mổ cướp nội tạng từ các tù nhân lương tâm đã được thực hiện trong một khoảng thời gian đáng kể liên quan đến một số lượng rất lớn các nạn nhân”.

Ngành công nghiệp cấy ghép nội tạng của Trung Quốc bắt đầu tăng mạnh vào năm 2000. Hàng trăm bệnh viện cung cấp dịch vụ cấy ghép, hàng nghìn bác sĩ phẫu thuật cấy ghép được đào tạo, quân đội tiến hành nghiên cứu cấy ghép và ngành công nghiệp ức chế miễn dịch được nhà nước trợ cấp.

Trong khi bệnh nhân cấy ghép ở hầu hết các nước phương Tây phải chờ đợi hàng tháng, thậm chí hàng năm để được cấy ghép nội tạng, thì thời gian chờ đợi cho một ca phẫu thuật ở Trung Quốc chỉ ngắn tầm vài tuần, vài ngày hoặc thậm chí vài giờ.

Dữ liệu hiến tặng nội tạng công cộng của Trung Quốc trước đây đã bị các chuyên gia y tế thế giới nghi ngờ. Theo The Epoch Times, vào năm 2019, một bài báo được xuất bản trên tạp chí khoa học BMC Medical Ethics cho thấy rằng: “Số lượng hiến tạng được báo cáo của Bắc Kinh không trùng khớp nhau, và có bằng chứng rất thuyết phục cho thấy chúng đang bị làm giả”.

https://www.ntdvn.com/the-gioi/lhq-to-cao-toi-ac-cuong-buc-mo-cuop-noi-tang-tu-cac-tu-nhan-luong-tam-cua-dang-cong-san-trung-quoc-265401.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *