Share

Trung Cộng có thể tận dụng những điều học được qua sự kiện 11/9 vào trong xung đột quân sự với Hoa Kỳ

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày kỷ niệm 20 năm vụ tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001, rất nhiều người Mỹ đang nhìn nhận lại bài học lần đó. Khi tính toán thiệt hại về người và tài sản, người Mỹ cũng có thể đặt ra câu hỏi, rằng những đối thủ lớn như Trung Cộng đã học được gì từ cuộc tấn công này, và sẽ lợi dụng nó như thế nào trong các cuộc xung đột trong tương lai.

Theo ‘Báo cáo của Ủy ban 11/9: Báo cáo cuối cùng của Ủy ban quốc gia về các cuộc tấn công khủng bố đối với Hoa Kỳ’ (The 9/11 Commission Report: Final Report of the National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States), cuộc tấn công vào ngày 11/9 trên phương diện nào đó còn “có tính phá hoại lớn hơn so với sự kiện Trân Châu Cảng”. Tuy nhiên, “chúng tôi hầu như không thấy bất kỳ bằng chứng nào cho thấy âm mưu này đã bị cản trở bởi các hành động của chính phủ khi nó diễn ra”, điểm này không hề là phóng đại.

Bản báo cáo này được công bố vào năm 2004, trong đó ghi lại sơ suất của CIA và FBI, những cơ quan chịu trách nhiệm bảo vệ an ninh cho Hoa Kỳ. Cả hai tổ chức này đều đã có cơ hội ngăn chặn âm mưu 11/9, nhưng cả hai đều không làm được. Các quan chức của Trung Cộng khẳng định sẽ chú ý đến phản ứng chính thức của Hoa Kỳ đối với sự cố ngày 11/9.

Báo cáo của Ủy ban nêu rõ: “Con đường dẫn đến vụ tấn công khủng bố 11/9 đã một lần nữa nói lên xu hướng đánh giá thấp các mối đe dọa ngày càng tăng từ bộ máy chính phủ cồng kềnh của Hoa Kỳ”. Ủy ban này kết luận rằng: “Trí tưởng tượng là một năng lực không liên quan gì đến bộ máy quan liêu”. Tuy nhiên, cách họ phản ứng đối với sự thất bại của bộ máy quan liêu quy mô lớn, là xây dựng một bộ máy quan liêu mới với quy mô lớn hơn.

Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ (DHS) đã hợp nhất 22 bộ và cơ quan liên bang khác nhau thành một cơ quan nội các tổng hợp và duy nhất. Giống như Cơ quan hành pháp cấp cao do cựu Tổng thống Carter thành lập, DHS đã nhanh chóng bị chính trị hóa và sao nhãng đi nhiệm vụ ban đầu.

Vào năm 2009, DHS đã công bố tài liệu “Chủ nghĩa cực đoan cánh hữu: Môi trường chính trị và kinh tế hiện tại đã thúc đẩy sự phục hồi và tăng trưởng của chủ nghĩa cấp tiến”. Tài liệu này cảnh báo những người theo chủ nghĩa da trắng thượng đẳng “thù ghét” hoặc “từ chối thẩm quyền liên bang và ủng hộ chính quyền tiểu bang hoặc địa phương”, và FBI sẽ chuyển trọng tâm chống khủng bố từ khủng bố Hồi giáo sang những người Mỹ bị cho là “những kẻ cực đoan cánh hữu” v.v.

Vào cùng năm 2009, DHS đã thất bại trong việc ngăn chặn tên khủng bố Nidal Hasan sát hại 13 binh sĩ Hoa Kỳ ở Fort Hood, Texas và làm bị thương hơn 30 người khác. Năm 2015, DHS đã thất bại trong việc ngăn chặn hai kẻ khủng bố Syed Farook và Tashfeen Malik sát hại 14 người ở San Bernardino, California. Năm 2016, DHS cũng thất bại trong việc ngăn chặn Omar Mateen, kẻ ủng hộ ISIS, sát hại 49 người trong một hộp đêm ở Orlando, Florida.

Những kẻ thù của Hoa Kỳ như Trung Cộng sẽ nhận thấy rằng, báo cáo của Ủy ban 11/9 không đưa ra những lý do khiến cho các vụ khủng bố trên quy mô lớn không bị ngăn chặn.

Vào năm 2004, “Sự kiện 11/9 và Sự lưu hành của các phần tử khủng bố: Báo cáo của nhân viên Ủy ban Quốc gia về Các cuộc tấn công khủng bố vào Hoa Kỳ” (9/11 and Terrorist Travel: Staff Report of the National Commission on Terrorist Attacks Upon the United States) nêu rõ: “Rất rõ ràng, nếu những kẻ khủng bố không thể nhập cảng vào Hoa Kỳ, thì chúng không thể lập kế hoạch và thực hiện các cuộc tấn công vào Hoa Kỳ được”.

Báo cáo “Sự lưu hành của các phần tử khủng bố” chỉ ra rằng, trước khi xảy ra vụ 11/9, “không có cơ quan nào trong chính phủ Mỹ coi an ninh biên giới là một công cụ để chống khủng bố”. Trên thực tế, ngay cả sau ngày 11/9, “an ninh biên giới vẫn không được coi là nền tảng của chính sách an ninh quốc gia”. Các nhân viên của Ủy ban tin rằng “bắt buộc phải thiết lập an ninh biên giới”.

Vào ngày 13/8 năm nay, DHS đã công bố một báo cáo với tiêu đề “Tóm tắt về mối đe dọa khủng bố đối với quốc gia Hoa Kỳ” (Summary of Terrorism Threat to the U.S. Homeland), cảnh báo mọi người về “sự không hài lòng với các biện pháp an toàn y tế và các hạn chế của chính phủ”. DHS cũng cảnh báo rằng “các thuyết âm mưu về nguồn gốc của COVID-19 và hiệu quả của vaccine đang được khuếch trương”. Nhưng trong báo cáo lại không có một chữ nào nhắc đến Al-Qaeda, tổ chức đứng sau vụ khủng bố ngày 11/9.

DHS hiện đang đánh giá thấp chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo, và nhắm mục tiêu vào những người Mỹ được cho là theo chủ nghĩa cực đoan. Giống như các cơ quan chính phủ liên bang khác, DHS đã coi nhẹ vấn đề an ninh biên giới như một biện pháp để chống khủng bố.

Nhiều công dân Trung Quốc từng tham gia các chương trình trao đổi với Hoa Kỳ đều có liên hệ với quân đội Trung Quốc (PLA). Gần đây, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bác bỏ cáo buộc đối với các nghiên cứu viên Trung Quốc, rằng họ đã che giấu mối quan hệ của họ với PLA trong đơn xin thị thực. Trong thời kỳ xung đột quân sự, Trung Cộng có thể dễ dàng triển khai các đặc vụ này để thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền, phá hoại và ám sát.

Ngày nay, 20 năm sau sự kiện 11/9, chính phủ Mỹ vẫn cồng kềnh, quan liêu và mong manh hơn bao giờ hết. Mặt khác, Trung Cộng lại đang hung hãn hơn rất nhiều. Nếu Trung Cộng tận dụng triệt để những điểm yếu của Hoa Kỳ sau sự cố 11/9, nó có thể có lợi thế rõ ràng trong các cuộc xung đột quân sự.

nguồn: https://etviet.com/trung-cong-co-the-tan-dung-nhung-dieu-hoc-duoc-qua-su-kien-11-9-vao-trong-xung-dot-quan-su-voi-hoa-ky_237981.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *