Share

Chủ tịch Hạ viện Pelosi: Các công ty truyền thông xã hội nên gỡ bỏ nội dung của Taliban

Tại cuộc họp báo hàng tuần vào sáng thứ Tư (08/09), Chủ tịch của Hạ viện, bà Nancy Pelosi (Dân Chủ-California) đã chỉ trích những đại công ty về truyền thông xã hội như Twitter và Facebook vì cho phép nội dung từ tổ chức khủng bố Taliban [xuất hiện] trên nền tảng của họ.

Một khán giả đã hỏi về tình huống này giữa lúc có các báo cáo về những video phụ nữ bị quân khủng bố Taliban đánh đập đang được chia sẻ trên nền tảng này. Điều này xảy ra khi nhóm khủng bố này, từng là một lực lượng nổi dậy nhỏ ở Afghanistan, chuyển sang nắm quyền kiểm soát hoàn toàn chính phủ và người dân của đất nước này sau cuộc rút lui gây tranh cãi của Hoa Kỳ khỏi quốc gia này.

Bà Pelosi mở đầu bằng việc nói rằng bà “lo ngại về nội dung phản cảm trên các nền tảng này ngay cả ở bên ngoài Afghanistan.”

Từ lâu, bà Pelosi đã giữ mối quan tâm tương tự. Trong nhiệm kỳ tổng thống của Donald Trump, bà Pelosi đã khẳng định trong một thông cáo báo chí rằng vấn đề với các công ty truyền thông xã hội không phải như ông Trump đã khẳng định rằng họ sử dụng nền tảng của mình để kiểm duyệt một số quan điểm chính trị nhất định; Thay vào đó, bà Pelosi chỉ trích “các công ty Internet lớn đã thất bại hoàn toàn trong việc chống lại sự phát tán của thông tin sai lệch.”

Hôm thứ Tư (08/09), bà đã khuyến khích các công ty truyền thông xã hội phản hồi nội dung của Taliban là “rất nguy hiểm [và] ngay lập tức về tác động của nó.” Bà nói tiếp, “Tôi hy vọng rằng họ sẽ phản ứng một cách có trách nhiệm.” Để đạt được phản ứng có trách nhiệm này, bà nói, “chúng tôi phải kêu gọi [các công ty truyền thông xã hội] loại bỏ các nội dung đó.”

Sau đó, Chủ tịch Hạ viện đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân tại đất nước hiện đang bị khủng bố điều hành này, nhấn mạnh tình cảnh hiện tại của phụ nữ và các bé gái mà Taliban đã kiểm soát và tính cần thiết của việc những nội dung như vậy phải bị cấm trên các nền tảng truyền thông xã hội.

Bà Pelosi nói rằng bà đã bị tổng cộng chín lần. Khi ở tại đó, bà nói, bà và các nhà lập pháp khác có hai mối quan tâm chính. Điều đầu tiên trong đó là gặp gỡ và cảm ơn quân đội Hoa Kỳ tại đất nước này “vì vấn đề an ninh quốc gia.” Bà nói tiếp: “Nhưng chúng tôi luôn luôn ưu tiên những gì đang xảy ra với phụ nữ và các bé gái ở Afghanistan. Đó là [vấn đề của] lưỡng đảng, đó là lưỡng viện… đó là [chính phủ] Tòa Bạch Ốc cũng như Quốc hội.”

Sau khi Taliban chiếm quyền kiểm soát đất nước, bà Pelosi đã chia sẻ những lo ngại về hạnh phúc của các bé gái tại nước này. Bà nói rằng “Đã 20 năm [mà Hoa Kỳ đã hiện diện tại đất nước này]… vì vậy một số bé gái này đã không biết đến một cuộc sống nào khác hơn [nơi mà] các em có thể đến trường.”

Bà Pelosi kết luận, “Chúng tôi sẽ đưa những gì đang xảy ra ở đó đối với các bé gái ra ánh sáng một cách thật minh bạch.”

‘Con dao hai lưỡi’
Sau đó, bà quay lại thảo luận về việc các nền tảng trực tuyến đang cho phép nội dung của Taliban. “Mạng xã hội là một con dao hai lưỡi,” bà bắt đầu và giải thích, “Ở đó có những điều tuyệt vời về mặt truyền thông và phần còn lại.” Tuy nhiên, bà nói tiếp, “nền tảng đó đã cho phép những kẻ như QAnon tìm thấy nhau và tiếp cận tới hai triệu người – cảm ơn Facebook.”

QAnon là một cộng đồng trực tuyến gồm những người tin rằng những người trong nhà nước và cộng đồng tình báo, mà họ gọi là “nhà nước ngầm,” đang làm việc chống lại lợi ích của người dân bình thường và cựu TT Trump đã dẫn đầu một phe phái trong nhiệm kỳ tổng thống của mình để chống lại những nhóm này.

Vào năm 2020, sau những lời chỉ trích gay gắt về nhóm này, Twitter đã xóa nội dung QAnon trên nền tảng này. Sau cuộc tranh cãi này, bà Pelosi nói, các công ty truyền thông xã hội “nên biết rõ hơn khi đề cập đến những gì đang xảy ra tại Afghanistan.”

Nhận xét của bà Pelosi đã góp thêm vào các cuộc tranh luận đảng phái về vai trò mà các công ty truyền thông xã hội nên đảm nhận đối với diễn ngôn chính trị trên nền tảng của họ.

Một lời chỉ trích nổi bật được đưa ra trong một bức thư do Dân biểu Doug Lamborn (Cộng Hòa-Colorado) gửi cho Giám đốc điều hành Twitter Jack Dorsey.

Ông Lamborn mở đầu bằng việc “bày tỏ mối quan tâm về các tiêu chuẩn kép và sự thiên vị tiềm tàng [về] các tiêu chuẩn về ngôn luận của Twitter.” Như một ví dụ về các tiêu chuẩn kép này, ông đã viện dẫn hành động của công ty này cấm tổng thống đương thời [Donald Trump] khỏi nền tảng vào ngày 08/01 nhưng rồi lại cho phép những phát ngôn viên của Taliban hoạt động trên nền tảng này.

Ông cũng chỉ trích công ty này đã không “kiểm tra tính xác thực” những phát ngôn viên của Taliban, một thực tế phổ biến trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump. “Trong quá trình xem xét của tôi về các tài khoản này,” ông Lamborn viết, “Tôi không tìm thấy một hành động kiểm tra tính xác thực nào đối với bất kỳ tweet nào của họ [các phát ngôn viên Taliban], cũng như có bất kỳ cảnh báo nào về nội dung sai lệch hoặc gây hiểu lầm.”

Ông Lamborn kết luận: “Rõ ràng là Twitter có sự thiên lệch về chính trị trong các thuật toán của họ cùng một tiêu chuẩn kép gây rắc rối. Tôi mong nhận được hồi đáp nhanh chóng về lý do tại sao một cựu Tổng thống Hoa Kỳ lại bị cấm trong khi hai phát ngôn viên của Taliban lại được phép ở lại.”

Ông Joseph Lord là một phóng viên đưa tin về Quốc hội cho The Epoch Times, tập trung vào Đảng Dân Chủ. Ông lấy bằng Cử nhân Triết học tại Đại học Clemson và là một học giả trong Chương trình Lyceum.

nguồn: https://etviet.com/chu-tich-ha-vien-pelosi-cac-cong-ty-truyen-thong-xa-hoi-nen-go-bo-noi-dung-cua-taliban_237840.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *