Share

Đảng Dân Chủ cáo buộc ông Manchin, bà Sinema phân biệt chủng tộc

Đảng Dân Chủ đang cáo buộc các Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) và Kyrsten Sinema (Dân Chủ-Arizona) phân biệt chủng tộc sau khi bộ đôi này từ chối một nỗ lực của đảng mình nhằm xóa bỏ quyền tranh luận không giới hạn (filibuster) để thông qua luật bầu cử trước sự phản đối của toàn bộ 50 Thượng nghị sĩ (TNS.) Đảng Cộng Hòa.
Ngay trước khi Quốc hội trở lại sau kỳ nghỉ đông, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer (Dân Chủ-New York) đã khẳng định rõ trong một tweet hôm 03/01 rằng luật bầu cử liên bang sẽ là mối quan tâm chính của đảng này khi họ trở lại.
“Chúng tôi có thể và phải hành động mạnh mẽ để ngăn chặn diễn tiến phản dân chủ này,” ông Schumer viết, đề cập đến các luật bầu cử tiểu bang được tăng cường mà nhiều thành viên Đảng Dân Chủ đã cho là tạo nên một kiểu “Jim Crow mới”.
Tuy nhiên, bất chấp việc đảng này không ngừng cố gắng thông qua luật bầu cử trong Quốc hội khóa 117, tất cả những nỗ lực của họ đều gặp trở ngại do phe đối lập của Đảng Cộng Hòa gần như không đồng lòng.
Theo các quy tắc quy định về quyền tranh luận không giới hạn của Thượng viện, luật có thể được thông qua với một cuộc bỏ phiếu đa số quá bán chỉ sau khi 2/3 Thượng viện, hoặc 60 TNS., đã đồng ý kết thúc tranh luận. Nếu ngưỡng này không được đáp ứng, thì dự luật không thể chuyển sang bỏ phiếu tại phòng họp, khiến triển vọng của luật bị dập tắt một cách hiệu quả.
Đảng Dân Chủ đã đưa ra một số đề xướng thay đổi đối với luật bầu cử liên bang, nhưng tất cả những thay đổi này đều bị chặn bởi quyền tranh luận không giới hạn của Đảng Cộng Hòa. Đảng Cộng Hòa cũng đã nhiều lần cáo buộc đảng đa số sử dụng luật như một phương tiện để mang lại lợi ích bất công cho Đảng Dân Chủ so với Đảng Cộng Hòa.
Sau một tuần về những gì mà bà Sinema miêu tả là “các cuộc thảo luận căng thẳng” về việc loại bỏ quyền tranh luận không giới hạn, bà và người thi thoảng là đồng minh của bà là ông Joe Manchin đã lại một lần nữa nêu ra sự phản đối lâu nay của họ về việc làm suy yếu quyền tranh luận không giới hạn.
Trong khi sự phản đối này không có gì đáng ngạc nhiên đối với những người quan sát bộ đôi này đã lâu, một số thành viên Đảng Dân Chủ đã nhanh chóng cáo buộc hai người này về việc phân biệt chủng tộc sau các thông báo của họ.
“Họ không quan tâm đến các nhóm thiểu số. Họ không quan tâm đến người Mỹ gốc Phi Châu. Họ không quan tâm đến người dân trong chính khu vực bầu cử của họ, những người mà sẽ bị họ tước bỏ quyền bầu cử của mình,” Dân biểu Maxine Waters (Dân Chủ-California) nói trong một lần xuất hiện trên MSNBC.
Phó Tổng thống Kamala Harris cũng phản đối hai vị thượng nghị sĩ theo phái ôn hòa này.
“Tôi sẽ không tha thứ – cũng như không ai trong chúng ta nên tha thứ – bất kỳ thành viên nào của Thượng viện Hoa Kỳ chống lại trách nhiệm thực hiện lời thề mà tất cả họ đã cam kết để ủng hộ và bảo vệ Hiến Pháp Hoa Kỳ,” bà Harris nói với các phóng viên trong một tuyên bố đánh đồng việc ủng hộ các dự luật bầu cử của Đảng Dân Chủ với việc ủng hộ Hiến Pháp.
Dân biểu Sheila Jackson Lee (Dân Chủ-Texas), một thành viên nổi bật của Nhóm Nghị sĩ Quốc hội Người Mỹ gốc Phi Châu (Congressional Black Caucus), gợi ý rằng ông Manchin “nên có sự can đảm của West Virginia thời ly khai khỏi Virginia [gần thời điểm bắt đầu cuộc Nội Chiến] vì họ không muốn ủng hộ chế độ nô lệ” và nên tham gia cùng đảng của mình trong việc phá hủy filibuster, quy trình mà bà Jackson Lee đã miêu tả là một “công cụ phân biệt chủng tộc”.
Mặc dù việc Đảng Cộng Hòa liên tục sử dụng filibuster để ngăn chặn các dự luật bầu cử đã khiến hệ thống này trở nên gây tranh cãi giữa một số thành phần cấp tiến trong Đảng Dân Chủ gần đây, nhưng công cụ này của Thượng viện không phải lúc nào cũng gây tranh cãi giữa các thành viên Đảng Dân Chủ.
Khi Đảng Cộng Hòa chiếm đa số trong các Quốc hội khóa 115 và 116, các thành viên Đảng Dân Chủ ở Thượng viện đã sử dụng filibuster với số lần kỷ lục. Các thành viên Đảng Dân Chủ đã sử dụng filibuster 314 lần trong nhiệm kỳ bốn năm của cựu Tổng thống Donald Trump, vượt xa việc Đảng Cộng Hòa sử dụng filibuster 175 lần trong toàn bộ nhiệm kỳ tám năm của cựu Tổng thống Barack Obama.
Giờ đây khi nắm giữ đa số, Đảng Dân Chủ đã hoàn toàn thay đổi quan điểm, và nhiều người đã đi hết tốc lực nhằm cố gắng làm suy yếu đáng kể hoặc loại bỏ hoàn toàn quyền này.
Xét về mặt kỹ thuật, họ có thể làm như vậy: Theo cái gọi là “lựa chọn hạt nhân” này, đảng đa số có thể điều chỉnh hoặc định hình lại hoàn toàn các quy tắc của Thượng viện thông qua một cuộc bỏ phiếu đa số quá bán. Nhưng đây là một bước đi mà các nhà lập pháp của cả hai đảng từ lâu đã không muốn thực hiện, vì filibuster và các quy tắc khác của Thượng viện đã trở thành một phần không thể thiếu đối với đặc tính và vai trò đặc biệt của Thượng viện trong nền chính trị Hoa Kỳ.
Xét về mặt lịch sử, quy tắc này đóng vai trò như một bộ lọc cho sự đi quá giới hạn của Hạ viện và như một biện pháp bảo vệ cho đảng thiểu số.
Trong tầm nhìn của các bậc Tổ phụ Lập quốc Hoa Kỳ dành cho Thượng viện, nhiệm vụ của viện này là trở thành một cơ quan chuyên biệt hơn và bàn thảo kỹ lưỡng ​​hơn nhiều so với Hạ viện ồn ã. Theo giả định rằng Hạ viện đôi khi sẽ hơi quá khích, Thượng viện đã phát triển thành một cơ quan có thể lọc bỏ những lần đi quá giới hạn tệ nhất của Hạ viện.
Hơn nữa, theo những hướng dẫn về quyền filibuster, cả hai đảng đều duy trì ảnh hưởng đáng kể trong Thượng viện ngay cả khi thuộc nhóm thiểu số.
Những cân nhắc này đã khiến nhiều thế hệ thành viên của Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa do dự trong việc thực hiện bất kỳ thay đổi nào đối với các quy tắc của Thượng viện, và bà Sinema cùng ông Manchin — những nỗ lực của họ trong việc phản đối việc loại bỏ quyền này đã thường xuyên lặp lại và được ghi nhận – đã nói rõ rằng họ phản đối nỗ lực của đảng mình để vô hiệu hóa quyền filibuster.
Bà Sinema là người đầu tiên nhắc lại sự phản đối của mình dành cho bất kỳ hành động nào làm suy yếu quyền filibuster trong một tuyên bố hôm 13/01.
“Tôi không cần phải nhắc lại sự ủng hộ lâu nay của mình đối với ngưỡng 60 phiếu bầu để thông qua luật. Tôi không cần phải tái khẳng định vai trò của quyền tranh luận không giới hạn trong việc bảo vệ đất nước của chúng ta khỏi sự đảo ngược hoàn toàn của chính sách liên bang,” bà Sinema nói.
Trong một lần trình bày tại phòng họp Thượng viện, bà Sinema nhấn mạnh sự ủng hộ của bà đối với các dự luật bầu cử của đảng mình nhưng đơn phương từ chối thay đổi quyền tranh luận không giới hạn để thông qua luật.
“Trong khi tôi tiếp tục ủng hộ những dự luật này, tôi sẽ không ủng hộ những hành động riêng rẽ làm trầm trọng thêm căn bệnh chia rẽ căn bản đang ảnh hưởng đến đất nước chúng ta,” bà Sinema nói với các đồng sự của mình với giọng run run.
Sau thông báo này, ông Manchin đã ra một tuyên bố tái khẳng định sự phản đối của bản thân ông đối với việc loại bỏ quyền tranh luận không giới hạn.
Giống như bà Sinema, ông Manchin đã nói rõ rằng ông ủng hộ dự luật bầu cử phiên bản được hạn chế, và vị thượng nghị sĩ West Virginia độc lập này thậm chí còn dẫn đầu một dự luật bầu cử được thiết kế để giành được sự ủng hộ của Đảng Cộng Hòa.
Nhưng nhắc lại quan điểm của bà Sinema, ông Manchin lập luận, “Việc cho phép một đảng nắm quyền kiểm soát hoàn toàn tại Thượng viện với chỉ một đa số quá bán sẽ chỉ đổ thêm dầu vào ngọn lửa của sự bất chính và rối loạn chức năng chính trị đang hủy hoại quốc gia này.”
“Đặc biệt là khi một đảng kiểm soát cả Quốc hội và Tòa Bạch Ốc,” ông nói thêm.
“Như vậy, và như tôi đã nói nhiều lần trước đây, tôi sẽ không bỏ phiếu để loại bỏ hoặc làm suy yếu quyền tranh luận không giới hạn,” ông Manchin nói.
Trước đây, cả hai nhà lập pháp đều bác bỏ quan điểm cho rằng sự ủng hộ của họ đối với quyền tranh luận không giới hạn khiến họ trở thành người phân biệt chủng tộc, và đợt tấn công mới nhất này không có gì là mới đối với bộ đôi này, vì cả hai đều kiên quyết chống lại những thay đổi về quyền filibuster kể từ đầu Quốc hội khóa 117.
Dù họ có không đồng ý với kế hoạch này đi nữa, thì Lãnh đạo Schumer đã quyết định tiếp tục tiến hành một cuộc tranh luận và bỏ phiếu về một loạt dự luật bầu cử mới.
Thứ Ba tới (25/01), Thượng viện sẽ mở cuộc tranh luận về “Đạo luật Tự do Bỏ phiếu” và một cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra ​​vào thứ Tư.

You may also like...

1 Response

  1. Your article helped me a lot, is there any more related content? Thanks! https://www.binance.com/fr/register?ref=B4EPR6J0

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *