Share

Thất bại của Nga chỉ là vấn đề thời gian?

Mặc dù cuộc binh biến Wagner nổ ra vào ngày 23/6 đã lụi tàn nhanh chóng sau 36 giờ, cũng không ảnh hưởng nhiều đến ông Putin và những “nhân vật tai to mặt lớn” của nước Nga, và không châm ngòi cho một cuộc nội chiến quy mô lớn, nhưng nó đã đe dọa đến “mối quan hệ không giới hạn” giữa Trung Quốc và Nga. Hôm 10/5, ông Cao Ngọc Sinh, cựu Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, đã tuyên bố tại một cuộc hội thảo rằng thất bại của Nga trong cuộc chiến chỉ là vấn đề thời gian và Liên Xô cũ sẽ chứng kiến một làn sóng “phi Nga hóa” mới. Giới chuyên gia tỏ ra hoài nghi về triển vọng của mối quan hệ Trung – Nga.

‘Tình bạn không giới hạn’ bắt đầu ‘có giới hạn’?

Sự ủng hộ của Trung Quốc dành cho Nga đã thay đổi, ít nhất là trong giới trí thức nước này. Ông Yang Jun, Giáo sư tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Trung Quốc, thậm chí còn kêu gọi Bắc Kinh làm rõ lập trường đối với Nga và Ukraine. Do đó, cuộc phản công của Ukraine từ Bakhmut, Zaporizhzhia và khu vực Dnieper kể từ tháng 6 đã trở thành một phép thử để xem liệu Nga có thể tiếp tục nhận được sự hỗ trợ “không giới hạn” của Trung Quốc hay không.

Nếu quân đội Ukraine tiếp tục tiến về phía đông, Trung Quốc sẽ ngày càng lo ngại cho vị thế của mình. Sự chia rẽ nội bộ do cuộc binh biến Wagner bộc lộ cũng gây áp lực mạnh mẽ để Nga không thể bại trận trước Ukraine.

Sau khi cuộc binh biến kết thúc vào tối ngày 25/6, Trung Quốc chỉ bày tỏ sự ủng hộ đối với Nga thông qua một phát ngôn viên ẩn danh. Hôm 29/6, Đại sứ Trung Quốc tại Liên minh Châu Âu Phó Thông đã thay đổi lập trường trước đây và “không phản đối” việc Ukraine thu hồi Bán đảo Crimea, đồng thời giải thích rằng “không có giới hạn trên” chỉ là lời nói suông. Đây là lần đầu tiên chính quyền Trung Quốc bày tỏ sự dè dặt kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược.

Mặt khác, tình hình chiến sự ngày càng xấu đi kể từ đầu năm nay. Nga không còn xâm chiếm lãnh thổ Ukraine và Ukraine không có khả năng phản công theo kế hoạch sau khi nhận tiếp tế và đạn dược từ phương Tây. So với sự hỗ trợ của các nước thuộc Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) dành cho Ukraine, Nga chỉ nhận được sự hỗ trợ gián tiếp từ Trung Quốc và Iran, đồng thời phải đối mặt với những hậu quả nội tại của cuộc binh biến Wagner.

Những biến số từ cả bên trong và bên ngoài nước Nga đã khiến lập trường của Trung Quốc trở nên thận trọng và khiến cho mối quan hệ “không giới hạn” nay đã trở thành “có giới hạn”.

Nền tảng của mối quan hệ Trung – Nga bắt nguồn từ thương mại

Có vẻ như quân sự và chính trị ở đâu cũng gặp bất lợi, nhưng lý do khiến Nga có thể tiếp tục chống đỡ là nền kinh tế của nước này không suy sụp như lo ngại. Đây cũng là điểm mấu chốt khiến Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục đặt cược vào Nga, miễn là Nga có thể kéo phương Tây lún sâu vào vũng lầy Ukraine. Ngay cả khi không giành chiến thắng trong cuộc chiến với Ukraine thì tình hữu nghị giữa Trung Quốc và Nga vẫn có thể tồn tại.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nga dự kiến sẽ tăng 0,7% trong năm nay, cao hơn mức dự báo cho năm 2022 và tương đương với Pháp. Điều này cho thấy vẫn còn nhiều kẽ hở trong lệnh trừng phạt của cộng đồng quốc tế, do đó mới cho phép Nga tiếp tục tăng trưởng kinh tế sau khi khởi động cỗ máy chiến tranh tại Ukraine.

Nếu so sánh chi tiêu quân sự của Nga và Đức, ngân sách quốc phòng của Nga năm 2022 ít nhất là 75 tỷ USD và dự kiến ​​sẽ đạt khoảng 84 tỷ USD vào năm 2023.

Lấy Đức làm ví dụ. Ngân sách quốc phòng của Đức cán mốc 60,1 tỷ USD vào năm 2022, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này không mạnh bằng tốc độ tăng trưởng của nước Nga đang bị trừng phạt.

IMF cũng nhận định rằng, trong quá trình ứng phó với các biện pháp trừng phạt, tình hình thương mại của Nga đã được cải thiện đáng kể, xuất khẩu dầu khí tăng trưởng ổn định, doanh thu từ dầu khí đạt mức cao kỷ lục.

Tuy nhiên, đằng sau những con số tươi sáng vẫn tồn tại một thực tế là nguồn thu tài chính của Nga đã giảm 50% trong nửa đầu năm nay do giá bán năng lượng thấp và thâm hụt tài khóa trong 5 tháng đầu năm của Moscow đã lên tới khoảng 42 tỷ USD.

Tuy nhiên, kim ngạch thương mại Trung – Nga đã tăng 40% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó sự gia tăng chủ yếu đến từ lĩnh vực năng lượng – con át chủ bài để Nga khắc phục thâm hụt ngân sách.

Trong nửa cuối năm nay, Ả Rập Xê Út sẽ hợp tác với Nga để cắt giảm sản lượng dầu tự nguyện xuống mức 9 triệu thùng mỗi ngày, điều này sẽ hỗ trợ phần nào cho giá năng lượng của Nga. Nhân đà này, Trung Quốc sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp tài chính liên tục cho Nga về mặt cung và cầu.

Do vẫn có thể duy trì nền kinh tế nên nhà lãnh đạo Nga vẫn đủ sức để đối phó với sức ép chính trị từ Hạ viện Nga (Duma Quốc gia). Điều này cũng khiến rạn nứt nội bộ do cuộc binh biến của Wagner chỉ dừng lại ở cấp độ quân sự.

Ngược lại, trong bối cảnh phương Tây tiếp tục tăng viện binh cho Ukraine, vẫn diễn ra các cuộc thăm dò ý kiến đối với ông chủ Điện Kremlin.

Trước cuộc binh biến, một cuộc khảo sát của hãng truyền thông nhà nước Nga Sputnik cho thấy 80,9% dân số bày tỏ sẵn sàng tin tưởng hoàn toàn vào Tổng thống Putin.

Theo một nghiên cứu của Trung tâm phân tích Levada, cơ quan mà Nga xếp vào danh sách “Các tổ chức phi lợi nhuận làm gián điệp cho nước ngoài”, vào thời điểm cuộc binh biến kết thúc hôm 28/6, tỷ lệ tín nhiệm dành cho ông Putin đã tăng lên 82%.

Các giả thuyết khác cho rằng nhà lãnh đạo Nga vẫn được tín nhiệm vì không có sự thay thế chính trị nào khác, và người Nga sẵn sàng ủng hộ ông Putin vì khủng hoảng và áp lực bên trong nước Nga vẫn là vấn đề then chốt đói với người dân nước này.

Ngày nay, iPhone 14 vẫn “cháy hàng” tại Nga bất chấp Apple rời đi, cũng như việc hàng tiêu dùng từ các nước phương Tây thông qua bên thứ ba vẫn đang được tiêu thụ tại nước này. Kế hoạch trừng phạt của phương Tây không những không thể làm lung lay nền tảng tài chính của Nga mà còn không thể lay chuyển cuộc sống của những người dân thường, vì chính phủ Moscow vẫn chưa hề hấn gì nên Trung Quốc dù có điều chỉnh lập trường cũng sẽ không “buông tay” Nga.

Thực tế địa chính trị của Trung Quốc xoay quanh niềm tin rằng Nga không thể bại trận

Đối với Trung Quốc, việc thiết lập một tình bạn “không giới hạn” với Nga đã phải trả giá bằng sự im lặng. “Hiệp định đầu tư toàn diện giữa Trung Quốc – EU” vốn đã ở giai đoạn nước rút, nay đang đối mặt với rủi ro. Trước khi dịch bệnh bùng phát, EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc.

Dựa trên nguyên tắc cân bằng quyền lực, Nga là chỗ dựa vững chắc của Trung Quốc và là góc trọng yếu để ứng phó với vùng ngoại biên trước các mối đe dọa từ Mỹ và các đồng minh của họ ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

“Cân bằng quyền lực” là trạng thái của hệ thống quốc tế mà ở đó không có một quốc gia nào có sức mạnh áp đảo so với các quốc gia khác.

Sự ổn định chính trị của nước Nga ngày nay có quan hệ mật thiết với tình hình chiến sự tại Ukraine. Nếu chế độ của ông Putin lâm nguy, hoặc nếu nhà lãnh đạo mới của Moscow thỏa hiệp với phương Tây, và ngay cả khi Trung Quốc có thể nắm bắt cơ hội để kiểm soát vùng Trung Á, thì nước này cũng sẽ mất đi sự ủng hộ của quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân lớn nhất trên thế giới.

Nếu Trung Quốc ngày nay thiếu Nga với tư cách là nhà cung cấp nhiên liệu, thì toàn bộ phương Tây sẽ khó có thể trở thành nước Nga tiếp theo, đây cũng là cái bẫy địa tâm mà quan hệ Trung – Nga phải cùng nhau đối mặt.

Ngay cả khi Nga không còn gì để mất trước Trung Quốc, điều đó không có nghĩa là Trung Quốc cần phải hỗ trợ “không giới hạn” cho Nga. Theo nguyên tắc cân bằng quyền lực, Nga không thể sụp đổ và cũng không thể trở nên hùng mạnh như trước đây, mà vị thế tốt nhất là “ngang tầm với Iran”.

Chiến lược lý tưởng đối với Trung Quốc là để Nga thu hút sự chú ý của Mỹ và các đồng minh của họ trong khi giải phóng ảnh hưởng ở Á – Âu. Còn việc ông Putin có phải là nhà lãnh đạo của Nga về sau hay không cũng không quan trọng.

Điều đó sẽ không làm nảy sinh các vấn đề bất thường về vấn đề an ninh Á – Âu. Tình hình hiện tại đã rơi vào bế tắc. Các nước NATO tiếp tục đổ khí tài và tiền bạc vào chiến trường Ukraine, Nga cũng đang dốc sức để tồn tại. Trung Quốc đương nhiên vui mừng khi thấy các thế lực kiềm chế lẫn nhau.

Khi cán cân quyền lực dao động, Trung Quốc sẽ có thời gian cho “một sự thay đổi lớn hiếm có trong một thế kỷ” với phương Tây nếu mối quan hệ “không giới hạn” với Nga được điều chỉnh đúng lúc. Có lẽ luận điệu về mối quan hệ Trung – Nga “không giới hạn” chỉ là suy nghĩ viển vông.

Lam Giang tổng hợp

You may also like...