Share

ĐCSTQ bị cáo buộc ‘bất chấp thủ đoạn’ để giành huy chương Olympic

Kể từ khi Thế vận hội Mùa Đông Bắc Kinh 2022 khai mạc cho đến nay, ĐCSTQ đã cố gắng tìm đủ cách để giành huy chương. Việc này khiến nhiều quốc gia phàn nàn, thậm chí tỏ ra tức giận. Nhiều nhà quan sát cho rằng, Olympic mùa đông Bắc Kinh là thế vận hội đáng xấu hổ nhất trong lịch sử.
Bảng tổng sắp huy chương Olympic ngày 30/7: Trung Quốc tăng tốc | Thể thao  | Vietnam+ (VietnamPlus)
Trong bối cảnh các nước phương Tây đứng đầu là Hoa Kỳ tẩy chay ngoại giao đối với Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh vì Trung Quốc vi phạm nhân quyền, tỷ lệ khán giả tại lễ khai mạc Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh đã xuống mức thấp kỷ lục. Chỉ có 16 triệu khán giả đã xem chương trình phát sóng trực tiếp của NBC, giảm 43% so với 28,3 triệu khán giả xem Thế vận hội mùa đông PyeongChang vào năm 2018.
Vào đêm khai mạc, phóng viên của Đài truyền hình Quốc gia Hà Lan (NOS) Sjoerd den Daas đã bị nhân viên ‘tay đeo băng đỏ’ của ĐCSTQ cưỡng bức lôi đi khi đang thực hiện buổi truyền hình trực tiếp bên ngoài Sân vận động Quốc gia Bắc Kinh, khiến chương trình phát sóng trực tiếp bị gián đoạn. Toàn bộ quá trình này đã được camera ghi lại. Đoạn video này sau đó đã gây chấn động thế giới.
Tại lễ khai mạc, một người phụ nữ mặc trang phục Hanbok màu hồng diễu hành với lá cờ Trung Quốc đã khiến người dân Hàn Quốc tức giận.
Điều khiến người Hàn Quốc phẫn nộ hơn là vào ngày 7/2, hai vận động viên trượt băng tốc độ cự ly ngắn của Hàn Quốc là Hwang Dae-heon và Lee June-seo đã bị trọng tài thổi phạt và hủy bỏ thành tích trong trận bán kết 1000 m nam. Trong trận chung kết tiếp theo, vận động viên Liu Shaolin Sándor người Hungary là người vượt qua vạch đích đầu tiên, nhưng bị phạt thẻ vàng và bị hủy bỏ thành tích, khiến anh không giành được tấm huy chương nào.
Giới truyền thông Hàn Quốc đã dùng những từ “kinh ngạc, tức giận, nực cười” để bày tỏ sự bất mãn của họ, cáo buộc các trọng tài của Olympic Mùa Đông Bắc Kinh đã thiên vị Trung Quốc. Cả Hàn Quốc và Hungary đều đệ đơn khiếu nại lên Liên đoàn Trượt băng Quốc tế (ISU), nhưng đều đã bị bác bỏ. Do đó, đội tuyển Hàn Quốc quyết định đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Thể thao Quốc tế (CAS) và gửi đơn kháng nghị lên Chủ tịch IOC Thomas Bach.
Trong nội dung trượt băng tốc độ đường ngắn tiếp sức 2000 m hỗn hợp diễn ra vào tối 5/2, đội Trung Quốc ban đầu để thua Hungary và Mỹ ở bán kết. Nhưng sau khi có sự kháng cáo, trọng tài cho chiếu lại màn hình và nhận thấy Mỹ và Nga phạm lỗi nên đội Trung Quốc được thăng hạng, và cuối cùng đã đánh bại Ý để giành huy chương vàng.
Ngày 7/2, trang Tin tức Seoul ở Hàn Quốc đăng bài viết với tiêu đề “Hãy để nước chủ nhà Trung Quốc ẵm trọn huy chương đi”. Tuy nhiên, cả bài viết chỉ có 10 câu, câu nào cũng đều là “Hãy để nước chủ nhà Trung Quốc ẵm trọn huy chương đi”.
Nhà bình luận người Nhật Bản Cao Phong (Gao Feng) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng, Trung Quốc rất có thể đã mua chuộc trọng tài, làm trọng tài vốn dĩ là nên công bằng, nhưng từ biểu hiện của các trọng tài mà xét, rõ ràng là thiên vị đội Trung Quốc. “Tôi nghĩ rằng, ĐCSTQ đã sử dụng mọi thủ đoạn để lừa gạt và giành chiến thắng, họ liều lĩnh sử dụng Olympic để thể hiện bản thân họ mạnh như thế nào, bởi vì họ tin rằng thế giới không có cách nào để đối phó với họ”.
Huấn luyện viên người Đức: thức ăn ở Thế vận hội mùa đông là vấn đề
Ngoài những tình huống nghi vấn trên sân thi đấu, các tuyển thủ và huấn luyện viên nước ngoài thường phàn nàn rằng suất ăn do Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh cung cấp không thể đáp ứng nhu cầu thể chất của các vận động viên.
Sau khi xét nghiệm dương tính với virus và phải cách ly, vận động viên bơi lội người Nga Valeria Vasnetsova phàn nàn rằng, thức ăn trong nhà hàng cách ly ở Bắc Kinh rất kém, các món ăn đều giống nhau trong năm ngày khiến người ta khó mà nuốt nổi, cô đói đến mức đau bụng và khóc mỗi ngày.
Huấn luyện viên đội trượt tuyết đổ đèo người Đức Christian Schwaiger thì chỉ trích rằng: “Bữa ăn tại Thế vận hội mùa đông rất đáng nghi ngờ vì nó không được phục vụ trực tiếp. Không có thức ăn nóng, chỉ có khoai tây chiên, một số loại hạt và sô-cô-la, không có gì khác. Đây rõ ràng là nhắm vào các môn thể thao thành tích cao”.
Ông nói với tờ The Sun của Anh rằng: “Hầu như mọi môn thể thao Olympic đều yêu cầu các vận động viên phải ăn nhiều, nếu các vận động viên không ăn đủ, thành tích của họ sẽ bị ảnh hưởng, cho dù là trong quá trình thi đấu hay tập luyện”.
May mắn là đội tuyển Hoa Kỳ đã chuẩn bị kỹ lưỡng, họ mang theo một số thức ăn cắm trại, chẳng hạn như mì ống đóng gói có thể nấu chín chỉ bằng nước nóng.
Ông Cao Phong nói với Epoch Times: “Phía Trung Quốc có thể đã cố tình làm vậy, họ không thể không biết rằng các vận động viên cần thức ăn đầy đủ và bổ dưỡng. Theo tôi thấy, ĐCSTQ thực sự đang làm bất cứ điều gì để tranh giành huy chương”.
ĐCSTQ không tôn trọng nhân quyền
Tiền đạo đội khúc côn cầu trên băng của Phần Lan, anh Marko Anttila đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus sau khi đến Trung Quốc. Tuy nhiên, huấn luyện viên trưởng đội Phần Lan, ông Jukka Jalonen nói với tờ The Sun rằng, trước khi khởi hành, kết quả xét nghiệm của Anttila luôn âm tính, anh luôn ở bên các cầu thủ và huấn luyện viên nên không thể bị lây nhiễm bởi các nguồn lây từ bên ngoài.
Ông Jalonen nó: “Chúng tôi biết anh ấy hoàn toàn khỏe mạnh và sẵn sàng thi đấu, đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng thật tệ khi Trung Quốc – vì một lý do nào đó – lại không tôn trọng nhân quyền”; “Áp lực tinh thần lên Anttila rất cao, hơn nữa thức ăn cũng rất kém”.
Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) thừa nhận rằng họ đã nhận được khiếu nại từ một số vận động viên, đặc biệt là về nhiệt độ, sự đa dạng và kích cỡ của khẩu phần ăn, đồng thời cam kết sẽ thương lượng để giải quyết vấn đề này với ban tổ chức.
Kênh YouTube ‘Giương cờ mà đi’ (升旗易得道) nhận xét rằng: ĐCSTQ đã không nỗ lực để cải thiện kỹ năng của các vận động viên, mà thay vào đó, họ giở trò với thức ăn và trọng tài, đồng thời sử dụng những mánh khóe để đối phó với các vận động viên đến từ các quốc gia khác, bao gồm việc dùng thức ăn không đủ chất lượng để giảm thể lực, rồi dùng trọng tài truất quyền thi đấu của các tuyển thủ mạnh với lý do trang phục không phù hợp.
Nhà bình luận chính trị Quý Lâm (Ji Lin) cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Epoch Times rằng, các vận động viên tham gia Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh được phát điện thoại di động miễn phí. Trên thực tế, ĐCSTQ sử dụng những chiếc điện thoại di động này để theo dõi các vận động viên, và sau đó sử dụng kho dữ liệu để biến Làng Olympic thành một xã hội giám sát nhỏ, trong khi Trung Quốc là một xã hội giám sát lớn.
Kênh ‘Giương cờ mà đi’ kết luận rằng Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh là một thế vận hội vô liêm sỉ nhất trong lịch sử, nó không chỉ vi phạm tinh thần Olympic mà còn vi phạm tinh thần thể thao cơ bản.
Ông Cao Phong và ông Quý Lâm đồng ý rằng chuỗi các hành vi của ĐCSTQ trong Thế vận hội mùa đông này sẽ khiến nhiều quốc gia hơn nhận thức được ĐCSTQ, nhìn rõ ĐCSTQ, và các mối quan hệ của ĐCSTQ với quốc tế sẽ trở nên xấu đi.
Ông Cao Phong nói rằng: “Tôi không tin rằng các tuyển thủ từ khắp nơi trên thế giới sẽ không thảo luận về những gì họ đã nhìn thấy và nghe thấy ở Olympic này khi họ quay trở về. Có thể trong tương lai gần, sẽ có nhiều quốc gia và nhiều tiếng nói chỉ trích và lên án các hành vi nhân quyền tồi tệ của ĐCSTQ”.


Bantinmoi24h.net/ St

You may also like...

2 Responses

  1. Thank you for your sharing. I am worried that I lack creative ideas. It is your article that makes me full of hope. Thank you. But, I have a question, can you help me? https://www.binance.com/it/join?ref=GJY4VW8W

  2. Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *