Share

Nga bị ‘đâm sau lưng’: Cú lộn ngược dòng ngoạn mục của Moscow khiến đối thủ đứng hình

Thứ bị đe dọa không chỉ là tương lai của Hải quân Nga, mà còn là danh tiếng của cả nước Nga. Moscow buộc phải hành động.
Cách đây vài năm, Nga đã đặt mua một cặp tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp. Tuy nhiên, vào phút chót, công tác chuyển giao tàu đã bị Paris đình chỉ. Viện dẫn các lệnh trừng phạt của phương Tây, Pháp đã từ chối thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng với Nga, sau đó bán lại 2 con tàu đã chế tạo sẵn cho Ai Cập.
Theo giới phân tích Trung Quốc, câu chuyện này là một bài học cho Moscow, tuy nhiên, những gì diễn ra sau đó lại gây bất ngờ.
“Câu chuyện về Mistral là đòn giáng mạnh vào danh tiếng của một cường quốc hải quân lớn như Nga” – Sohu viết.
Sau khi kế hoạch mua tàu Mistral đổ bể, Nga rơi vào tình thế khá khó khăn. Hải quân Nga vẫn cần những con tàu loại này, và cũng cần bù đắp những tổn thất về danh dự, để khẳng định tham vọng hàng hải của họ. Moscow quyết định tự mình đóng tàu.
Bộ Quốc phòng Nga đã ký hợp đồng với nhà máy đóng tàu Zaliv ở Kerch để đóng 2 tàu đổ bộ đa năng có lượng giãn nước khoảng 15.000 tấn. Dự kiến, con tàu đầu tiên có thể được bàn giao vào cuối năm 2027.
“Dưới thời Liên Xô, Moscow có mạng lưới công nghiệp đóng tàu rất phát triển, hàng năm hạ thủy nhiều tàu chiến lớn, bao gồm cả các tàu chở máy bay” – Sohu cho hay.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, hầu hết các nhà máy đóng tàu của họ được trao cho Ukraine, điều này đã dẫn tới khó khăn lớn cho Nga. Đó là lý do tại sao ban đầu Moscow phải đặt hàng các tàu của Pháp, chứ không tự mình thực hiện.
Sự thất bại của Mistral đã khiến Nga nhận thấy rằng họ đang ở một vị trí cực kỳ dễ bị tổn hại trước phương Tây. Mistral đã buộc Nga phải mở rộng tầm mắt trước những vấn đề lớn như vậy và kiên trì giải quyết chúng. Thứ bị đe dọa không chỉ là tương lai của Hải quân Nga, mà còn là danh tiếng của cả nước Nga.
Theo Sohu, đến đầu năm 2021, rõ ràng những nỗ lực này đã mang lại kết quả. Quyết định tự đóng tàu chở trực thăng đã thể hiện quyết tâm lật ngược tình thế của Moscow.
“Nga đã cố gắng giữ thể diện của mình, sự kiên trì của họ trong dự án tàu đổ bộ đã được đền đáp” – Sohu kết luận.
Nga và Pháp ký hợp đồng đóng hai tàu đổ bộ lớp Mistral vào tháng 6/2011. Pháp được cho là sẽ chuyển giao con tàu đầu tiên vào tháng 11/2014, nhưng do các sự kiện ở Ukraine và việc áp đặt các lệnh trừng phạt đối với LB Nga, Tổng thống François Hollande đã quyết định đình chỉ hợp đồng.
Mùa Hè năm 2015, hợp đồng bị chấm dứt. Kết quả là Paris đã trả lại cho Moscow 949,7 triệu Euro và các con tàu sau đó được bán cho Ai Cập.
6 năm sau, Paris không ngờ mình phải hứng chịu cảm giác tương tự Moscow khi vào ngày 15/9/2021, Anh, Mỹ và Australia đã thông báo về việc thành lập Đối tác An ninh ba bên Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AUKUS).
Là một phần của sáng kiến này, Australia sẽ nhận được công nghệ tàu ngầm hạt nhân của Mỹ trong vòng 18 tháng. Tàu ngầm sẽ được đóng tại Adelaide. Điều này dẫn tới việc Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố hủy thỏa thuận đóng tàu ngầm ký năm 2016 với Pháp.
Paris tỏ ra rất giận dữ và cay đắng trước hành động của đồng minh. Ngoại trưởng Pháp gọi đó là “một nhát dao đâm sau lưng” Paris.
Từ đây, câu chuyện Mistral một lần nữa được nhắc lại. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tỏ ra ngạc nhiên trước phản ứng của Pháp.
“Sự tức giận và cay đắng đến từ đâu? Việc phá vỡ hợp đồng đối với Pháp dường như là chuyện thường tình. Năm 2015, Paris đã hủy bỏ thỏa thuận với Nga về hai tàu Mistral. Hay đó chỉ là những nhát dao mà các ngài cảm thấy ở lưng mình?” – Bà Zakharova đặt câu hỏi.

You may also like...

1 Response

  1. Can you be more specific about the content of your article? After reading it, I still have some doubts. Hope you can help me.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *