Trước đó, cấp sơ thẩm tuyên phạt bị cáo Trung 3 năm tù, bị cáo Y Na Êban 1 năm 3 tháng tù.
Theo hồ sơ, đầu năm 2016, ông Y Na Êban và hai người khác phát hiện ba người dùng máy cày độ chế chở 80 trụ gỗ lậu nên báo cho ông Trung, chủ tịch xã. Sau khi đưa xe về trụ sở, ông Trung chỉ đạo đổ gỗ xuống, cho xe về mà không lập hồ sơ xử lý. Khoảng một tuần sau, ông Trung đưa cho ông Y Na Êban 2 triệu đồng. Số gỗ này sau đó được đưa đến nhà ông Đinh Văn Long (khi đó là phó chủ tịch UBND huyện Krông Bông).
Theo cáo trạng, ông Long không biết 80 trụ gỗ nói trên là từ đâu mà có. Hai lần ông Long gặp ông Trung để hỏi và trả tiền mua trụ tiêu nhưng ông Trung không lấy. Đến ngày 29-1, ông Long đã tự nguyện giao nộp 80 trụ gỗ, được định giá vào thời điểm xảy ra vụ việc là 10,4 triệu đồng.
Cũng thời gian trên, ông Y Na Êban và một cán bộ xã đi tuần tra thì phát hiện một người vận chuyển trái phép 50 trụ gỗ. Ông Trung chỉ đạo đổ gỗ xuống sân UBND xã rồi cho xe máy cày đi về mà không lập biên bản. Sau đó, ông Y Na Êban nói với ông Trung muốn sử dụng 50 trụ gỗ này nên ông Trung đồng ý “thanh lý” 4 triệu đồng.
Vào cuối năm 2016, ông Y Na Êban và một cán bộ xã phát hiện vụ tập kết trái phép bảy lóng gỗ ké nên báo cáo cho ông Trần Văn Hiếu (trưởng công an xã). Sau đó, ông Hiếu thuê phương tiện chở bảy lóng gỗ ké về và không lập hồ sơ xử lý.
Trong một buổi hội ý sau cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy xã, ông Trung báo cáo nội dung công an xã thu giữ được bốn lóng gỗ ké (thực chất là bảy lóng) và đề xuất đưa hai lóng đi tiện lục bình về trưng bày, hai lóng còn lại trả tiền công cho người đi bắt gỗ lậu. Ngoài hai lóng trả công không thu giữ được, hiện ba lóng còn lại cũng đã thất lạc.
Tối 26-8-2018, ông Trung chỉ đạo Xã đội trưởng đưa lực lượng bắt giữ một ô tô chở trái phép ba tấm gỗ pơ mu. Ít ngày sau, ông Trung chỉ đạo cho bốc ba tấm gỗ pơ mu xuống sân UBND xã và cho người vận chuyển gỗ trái phép lấy xe về, không xử phạt vi phạm hành chính.
Tại tòa phúc thẩm, đại diện VKS nêu quan điểm: Theo quy định thì đối với tội danh lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ thì không được hưởng án treo. Ngoài ra, khung hình phạt đối với hai bị cáo Nguyễn Văn Trung và Y Na Êban mà cấp sơ thẩm đã tuyên là phù hợp với tính chất, mức độ hành vi. Từ đó, đại diện VKS đề nghị HĐXX bác kháng cáo của hai bị cáo nói trên.
Theo HĐXX, trường hợp không được hưởng án treo là lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ, phạm tội hai lần trở lên. Xét các bị cáo không được hưởng án treo nên không có cơ sở để chấp nhận kháng cáo của các bị cáo… Tuy nhiên, sau khi xét xử sơ thẩm, bị cáo Trung đã tự nguyện nộp số tiền hơn 5,3 triệu đồng. Do đó, cần chấp nhận một phần kháng cáo, giảm cho bị cáo một phần hình phạt nhằm thể hiện sự khoan hồng của pháp luật.
Đối với bị cáo Y Na Êban, bản án sơ thẩm tuyên phạt bị cáo 1 năm 3 tháng tù là thoả đáng, tuy nhiên xét bị cáo phạm tội với vai trò thứ yếu trong vụ án nên được xem xét để hưởng thêm tình tiết giảm nhẹ. Do đó, cần chấp nhận một phần kháng cáo, giảm một phần hình phạt cho bị cáo.
Từ những nhận định trên, HĐXX đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Văn Trung 2 năm 9 tháng tù, tuyên phạt bị cáo Y Na Êban 9 tháng tù về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ.
Ngoài ra, trong vụ án còn có bị cáo Trần Văn Hiếu (nguyên Trưởng Công an) và Y Dunh Êban (nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Chủ tịch HĐND xã Cư Đrăm) bị Toà án cấp sơ thẩm xử phạt 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo cũng với tội danh trên. Tuy nhiên, HĐXX tỉnh Đắk Lắk kiến nghị TAND cấp cao xem xét huỷ bản án sơ thẩm để xử lý bị cáo theo hướng không được hưởng án treo.
Your point of view caught my eye and was very interesting. Thanks. I have a question for you.
In fact, some studies have suggested that inhibition of 5 alpha reductase could lead to insulin resistance whereas others have suggested it could lead to an improvement in insulin sensitivity lasix price