Tàu Trung Quốc thò đầu đến đâu sẽ bị “tiêu diệt” đến đó: Vùng biển nào kinh hãi đến vậy?
Cuối tháng 11 vừa qua, Hải quân Ấn Độ đã đưa vào vận hành chiếc tàu khu trục thứ 10 mang tên Visakhapatnam do hãng Mazagon Dock Shipbuilders Limited chế tạo ở Mumbai.
Vũ khí tấn công chính của khu trục hạm Vishakhapatnam là tên lửa hải đối hải BrahMos với tầm bắn 290 km, tốc độ siêu thanh và độ chính xác cao, có khả năng tiêu diệt được cả các các mục tiêu trên bộ và trên biển, khiến nó trở thành một vũ khí đáng gờm.
Để chống lại tàu ngầm, Visakhapatnam được trang bị các cảm biến dẫn đường cho ngư lôi hạng nặng Brahmastra do Ấn Độ chế tạo và các bệ phóng tên lửa chống ngầm tầm xa.
Tàu cũng được lắp đặt hệ thống phòng không và chống tên lửa Barak nổi tiếng của Israel, có lẽ là loại tốt nhất thuộc lớp này trên thế giới.
Với sức mạnh hải quân đang ngày càng gia tăng và hoàn thiện, Ấn Độ sẽ giành được lợi thế trước Trung Quốc trong các hoạt động trên Ấn Độ Dương.
Điểm yếu của Trung Quốc là sự phụ thuộc vào nhập khẩu dầu và xuất khẩu hàng hóa trên các tuyến đường Ấn Độ Dương.
Thế nhưng, lực lượng hải quân của Bắc Kinh lại đang bị “trói chặt” ở Biển Đông bởi sự hiện diện áp đảo của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ và sắp tới là các tàu ngầm hạt nhân của Australia.
Thế trận bị bó buộc này khiến rất ít tàu hộ tống của Hải quân Trung Quốc có thể được triển khai để bảo vệ các tuyến đường biển của họ ở Ấn Độ Dương. Vì vậy, Ấn Độ có vị trí địa lý vô cùng thuận lợi ở Ấn Độ Dương, trong khi Trung Quốc gặp bất lợi lớn trước những rào cản ở Eo biển Malacca.
Cựu Chuẩn Đô đốc Hải quân Ấn Độ Raja Menon cho rằng càng nhiều tàu được Bắc Kinh điều đến can thiệp, thì thương vong của họ càng gia tăng.
Theo ông Menon, Ấn Độ hiện nay đã xây dựng được một chiến lược hiệp đồng ba quân chủng thực sự uy lực để chống lại tham vọng bá chủ hung hăng của Trung Quốc, nhằm ngăn chặn sự trỗi dậy của một đối thủ cạnh tranh ở châu Á.
Với việc sử dụng căn cứ không quân Car-Nicobar, Eo biển Malacca có thể trở thành một vùng chiến trường thực sự do Ấn Độ thống trị.