Chính quyền Biden vẫn im lặng trước đe dọa trục xuất đại sứ Mỹ và 9 đồng minh phương tây khác của Thổ Nhĩ Kỳ
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ trục xuất đại sứ Mỹ và 9 nước phương Tây sau khi các đại sứ yêu cầu Thổ Nhĩ Kỳ thả người bất đồng chính kiến. Thổ Nhĩ Kỳ có mối quan hệ kinh tế – chính trị chặt chẽ với Trung Quốc và mới chìm trong cuộc khủng hoảng nợ công sau thời gian dài tham gia Sáng kiến Vành đai – Con đường, chi tiêu đầu tư công mạnh tay. Chính quyền này cũng lờ đi tội ác diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, dân tộc có mối quan hệ tín ngưỡng, văn hoá và nguồn gốc gần gũi với quốc gia này.
Hôm thứ 7 vừa qua (23/10), Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho biết ông đã yêu cầu Bộ Ngoại giao trục xuất đại sứ Mỹ và 9 quốc gia phương tây khác vì yêu cầu trả tự do cho Osman Kavala, một nhà hoạt động xã hội và người có bất đồng chính kiến với chính quyền của Tổng thống Erdogan.
Nhà hoạt động xã hội Kavala đã được tuyên bố trắng án vào năm ngoái vì các cáo buộc liên quan đến các cuộc biểu tình năm 2013, nhưng phán quyết đã bị lật ngược vào năm nay và kết hợp với các cáo buộc liên quan đến âm mưu đảo chính.
Các nhóm nhân quyền nói rằng trường hợp của ông Kavala là biểu tượng của một cuộc đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến dưới thời Erdogan.
Các quốc gia nằm trong danh sách chờ bị trục xuất khỏi Thổ Nhĩ Kỳ theo tuyên bố của Tổng thống Erdogan là Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, New Zealand và Mỹ.
Bẩy trong số 10 quốc gia này là đồng minh NATO của Thổ Nhĩ Kỳ, và nếu thực sự bị trục xuất, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bắt đầu một thời kỳ rạn nứt sâu sắc nhất với Mỹ và phương Tây trong 19 năm cầm quyền của Erdogan.
Theo tin từ Reuters, Kavala là một nhà hoạt động xã hội, một người đóng góp cho nhiều nhóm xã hội dân sự, đã ở tù 4 năm. Nhà hoạt động xã hội này bị chính quyền của Erdogan buộc tội tài trợ cho các cuộc biểu tình trên toàn quốc vào năm 2013 và liên quan đến một cuộc đảo chính thất bại vào năm 2016. Hiện ông Kavala phủ nhận các cáo buộc và ông vẫn đang ngồi tù.
Trong một tuyên bố chung vào ngày 18 tháng 10, đại sứ của 10 quốc gia trên đã kêu gọi một giải pháp công bằng và nhanh chóng đối với trường hợp của Kavala. Các đại sứ đã bị Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ triệu tập, họ gọi tuyên bố là vô trách nhiệm.
Ngay sau đó, Tổng thống Erdogan tuyên bố “Tôi đã đưa ra mệnh lệnh cần thiết cho bộ trưởng ngoại giao của chúng tôi và nói những gì phải làm: 10 đại sứ này phải được tuyên bố ngay lập tức là những cá nhân không được hoan nghênh tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ông phải giải quyết [trục xuất] họ ngay lập tức”, Tổng thống Erdogan nói trong một bài phát biểu ở thành phố tây bắc của Eskisehir.
“Họ sẽ biết và hiểu Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày họ không biết và hiểu Thổ Nhĩ Kỳ, họ phải rời đi”, ông nói trước sự cổ vũ của đám đông.
Đại sứ quán Hoa Kỳ và Pháp và Nhà Trắng đã không trả lời ngay lập tức các yêu cầu bình luận. Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ đã biết về các báo cáo và đang tìm kiếm phản hồi chính thức từ Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ (theo Reuters).
Dưới thời đại của Tổng thống Erdogan, Thổ Nhĩ Kỳ thắt chặt quan hệ ngoại giao – kinh tế – chính trị với Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ đã trở thành nơi đón nhận nhiệt tình các dự án đầu tư hạ tầng từ Sáng kiến Vành đai – Con đường của Trung Quốc. Rất nhanh chóng, Thổ Nhĩ Kỳ chìm trong nợ công và cuộc khủng hoảng nợ 2020 cũng nhận được sự ‘giúp đỡ tận tình’ từ Bắc Kinh.
Chính quyền của Tổng thống Erdogan cũng bị chỉ trích vì lờ đi tội ác chống lại loài người của Bắc Kinh khi diệt chủng lạnh người Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc có tín ngưỡng, văn hoá và nguồn gốc gần gũi với Thổ Nhĩ Kỳ.
Tệ hơn nữa, chính quyền này còn đứng về phía Trung Quốc, quay lưng lại với dân tộc Duy Ngô Nhĩ, một dân tộc cũng hiện diện tại Thổ Nhĩ Kỳ khi kịch liệt phủ nhận cáo buộc Trung Quốc đang diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ là “không công bằng và đáng tiếc”.
Tổng thống Erdogan trước đây đã nói rằng ông có kế hoạch gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden tại hội nghị thượng đỉnh Nhóm 20 nền kinh tế lớn (G20) ở Rome vào cuối tuần tới. Không biết ông Erdogan còn giữ kế hoạch gặp gỡ Tổng thống Mỹ sau sự kiện này hay không.
“Không có hướng dẫn nào [từ phía Thổ Nhĩ Kỳ] được đưa ra cho các đại sứ sau tuyến bố của Tổng thống Erdogan”, nguồn tin của Reuters cho biết và nói thêm rằng có thể một quyết định có thể được đưa ra tại cuộc họp nội các của Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Hai.
Na Uy cho biết đại sứ quán của họ không nhận được bất kỳ thông báo nào từ nhà chức trách Thổ Nhĩ Kỳ.
Người phát ngôn chính của Bộ Ngoại giao Na Uy, ông Trude Maaseide cho biết: “Đại sứ của chúng tôi đã không làm bất cứ điều gì khiến Na Uy bị trục xuất.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ tuân thủ các tiêu chuẩn dân chủ và pháp quyền mà nước này đã cam kết theo Công ước Nhân quyền Châu Âu”, ông Maaseide nói.
Cho tới nay, Nhà Trắng chưa có bất kỳ phản hồi, bình luận nào liên quan tới sự việc trên.