Hành xử hung hăng của Trung Quốc gây căng thẳng Biển Đông
Khu vực này đã trở thành địa bàn bận rộn nhất trong đối đầu giữa Bắc Kinh với các nước phương tây
Các biển ở Châu Á năm nay đang trải qua một mùa thu nóng: nhiều nhóm nước phần lớn là đồng minh của Mỹ đang thực hiện các cuộc diễn tập quân sự trong khu vực vốn được Trung Quốc coi như sân nhà. 02 tàu sân bay của Mỹ và 01 của Anh tập trận với 15 tàu chiến của các nước Nhật Bản, New Zealand, Canada và Hà Lan gần đảo Okinawa và tại khu vực biển Philipin trong các ngày 02 và 03/10/2021. Sau đó 3 tàu sân bay đã di chuyển đến Biển Đông để cùng hợp với các tàu chiến của các nước còn lại. Đến nay các tàu từ Anh, Úc và New Zealand đang huấn luyện cùng Singapore và Malaysia. Các tàu của Mỹ và Nhật cùng với một số tàu của Úc đang di chuyển đến Biển Đông, Vịnh Bengal trong khuôn khổ huấn luyện Malabar do Ấn Độ và Mỹ khởi xướng trước đây, giờ có sự tham gia của hải quân các nước Bộ Tứ.
Chính quyền ông Biden dường như tìm kiếm các thỏa thuận tương tự với các nước khác”. “Sự hiện diện ngày càng tăng của các cường quốc ngoài khu vực đang làm phức tạp thêm tình hình cho Quân đội Giải phòng Nhân dân Trung Hoa PLA. Khi tàu Queen Elizabeth tiến vào Biển Đông hồi tuần trước, một tàu khảo sát hàng hải của Trung Quốc, vốn thường xuyên hoạt động trong khu vực vùng đặc quyền kinh tế của các bên yêu sách khác ở Biển Đông, đã thay đổi đột ngột đổi hướng đi để tránh đụng độ tàu sân bay Anh. Bắc Kinh cũng đã cho các nước đối đầu nếm thử cảm giác chống cự. Cụ thể là trong cuộc tập trận 6 nước ở gần Okinawa nêu trên, gần 150 máy bay chiến đấu của Trung Quốc đã bay đe dọa cuộc diễn tập ở khu vực không phận quốc tế gần Đài Loan.
Tại Biển Đông, phản ứng cửa Trung Quốc tính đến nay không quyết liệt bằng. Bình thường PLA sẽ theo vết các tàu chiến của Mỹ và đồng minh ở các vùng biển đó với số lượng nhỏ các tàu khu trục hoặc khinh hạm – đủ để khiến các tàu phương tây phải cảnh giác cao độ, tuy nhiên các vụ việc nguy hiểm tương đối hiếm. Alexandra Neill, chuyên gia về các vấn đề an ninh Châu Á của một công ty tư vấn chiến lược tại Singapore đánh giá “Các hoạt động đối đầu Nhật Bản và Đài Loan là đường sữa của quân đội Trung Quốc bởi một phần là do chúng áp sát Trung Quốc đại lục”, “đối với PLA, Đông Nam Á tương đối xa hơn”. Tuy vậy, thực tế này đang thay đổi.
Trung Quốc đã xây đảo nhân tạo và đường băng và các cơ sở quân sự khác trên một số rạn san hô ở Biển Đông. Các chuyên gia an ninh cho rằng các căn cứ này được trang bị các hạ tầng liên lạc hiện đại đã khiến PLA nâng cao đáng kể năng lực theo dõi tàu và máy bay của đối phương trong khu vực và cung cấp dữ liệu mục tiêu cho các tên lửa. Thêm vào đó, Bắc Kinh đã đẩy mạnh triển khai quân đến đảo Hải Nam, bao gồm cả lực lượng an ninh điện tử, báo động sớm và chống tàu ngầm cũng như các tàu hải quân lớn khác. “Tai mắt của Bắc Kinh đang ngày một tiến sát hơn, tín hiệu điện tử và tình báo đã vươn xa tương đương tới Singapore và có thể thấy họ sẽ sớm sử dụng các tàu và máy bay mới”, theo chuyên gia Neill.
Các nước ASEAN sẽ rơi vào thế khó khăn hơn. PLA đã điều 16 máy bay chiến đấu đến khu vực bờ biển Borneo hồi tháng 6, gây phản ứng phẫn nộ từ Malaysia – một nước vốn giữ hòa khí với Bắc Kinh. Các cường quốc ngoài khu vực đang đầu tư cho các nước láng giềng của Trung Quốc. Mỹ, Nhật và Hàn Quốc đã tặng tàu cảnh sát biển cho Việt Nam. Ấn Độ giúp Việt Nam đào tạo thủy thủ và hỗ trợ mua sắm quốc phòng. Chuyên gia Neill nhận định “chính hành động đe dọa và tự cô lập của Trung Quốc là nguyên nhân dẫn đến điều này”.
https://vietbao.vn/hanh-xu-hung-hang-cua-trung-quoc-gay-cang-thang-bien-dong-279143.html