Share

Tập cận bình lũ lẫm trong bài phát biểu đe dọa Đài Loan nhân kỷ niệm 110 năm Cách mạng Tân Hợi

Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và Đài Loan: Ai là kẻ đã quên tổ tiên, phá huỷ sạch sẽ văn hoá 5.000 của Trung Hoa vĩ đại? Ai là kẻ đã chia cắt đất nước? Ai là kẻ đã luôn đẩy một nhóm nhân dân thành kẻ thù của đảng phái để đàn áp đẫm máu? Ai là kẻ phải chịu trách nhiệm cho cái chết đẫm máu của 100 triệu người Trung Quốc? Ai là kẻ đang che dấu tội ác man rợ chống lại loài người? Nhân dân sẽ hắt hủi ai, lịch sử sẽ phán xét ai?…

Tại “Đại hội kỷ niệm 110 năm Cách mạng năm 1911”, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình nhắc lại rằng “Bất cứ kẻ nào quên tổ tiên, phản bội Tổ quốc, chia cắt đất nước sẽ không bao giờ có kết cục tốt đẹp. Kẻ đó sẽ bị nhân dân hắt hủi và bị lịch sử phán xét”.

Phát biểu của ông Tập trong bối cảnh Trung Quốc kỷ niệm 110 cách mạng Tân Hợi, giữa thời điểm Bắc Kinh leo thang đe dọa quân sự với Đài Loan, ở mức hung hăng chưa từng có trong lịch sử. Phát biểu của ông Tập được xem như lời cảnh báo trực tiếp của ông gửi tới bà Thái Anh Văn và Đài Loan, quốc đảo được cho là đã quên mất nguồn cội của họ là tổ tông Trung Quốc đại lục và không chấp nhận số phận như Hong Kong, hợp nhất với đại lục và chịu sự cai trị của ĐCSTQ. 

Bài phát biểu đầy đe dọa và cảnh báo này tại lễ kỷ niệm 110 năm cuộc cách mạng Tân Hợi đã khiến những người thấu đáo về lịch sử Trung Quốc, lịch sử soán quyền đoạt vị của ĐCSTQ kinh ngạc. Các nhân sĩ, tri thức của Trung Quốc mỉa mai rằng ông Tập đã ‘quên’ rất nhiều mấu chốt quan trọng, ý nghĩa lịch sử quan trọng khi lên tiếng đe dọa, cảnh báo Đài Loan. Những lời đe dọa của ông Tập, một cách xác đáng, phải dành cho chính ĐCSTQ chứ không phải bất kỳ ai khác trong đất nước có lịch sử 5.000 năm này. 

Cách mạng Tân Hợi hay Cách mạng năm 1911, là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc do những người trí thức cấp tiến trong giai cấp tư sản và tiểu tư sản Trung Quốc lãnh đạo, với tuyệt đại đa số là người Hán nhằm lật đổ triều đại Mãn Thanh. Sau cuộc cách mạng, chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hàng nghìn năm ở Trung Quốc đã kết thúc, mở đường cho chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tự do phát triển mạnh mẽ ở đây, có ảnh hưởng nhất định đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á khác, trong đó có Việt Nam. 

Trung Hoa Dân Quốc ở Đài Loan và ĐCSTQ ở Trung Quốc đại lục đều tự coi mình như là những người kế thừa hợp pháp từ cuộc Cách mạng Tân Hợi và tôn vinh những lý tưởng của cuộc cách mạng trong đó có chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa cộng hòa, hiện đại hóa Trung Quốc và đoàn kết dân tộc. Ngày 10 tháng 10 được kỷ niệm tại Đài Loan là Ngày Song Thập, ngày quốc khánh của Trung Hoa Dân Quốc. Tại Trung Quốc đại lục, Hong Kong và Ma Cao (Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa), ngày này được tổ chức là Lễ kỷ niệm Cách mạng Tân Hợi (theo Wikipedia). 

Tuy nhiên, cuộc tranh cãi trong giới tri thức nổ ra, với rất nhiều bằng chứng và sự thật về lịch sử cai trị của ĐCSTQ, có vẻ như phát biểu của ông Tập Cận Bình lại mang tới một hiệu ứng ngược với những gì ông mong muốn.

Ông Vương Đan, một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ ở Hoa Kỳ, người phải lưu vong sau Sự kiện Lục tứ 1989 ở quảng trường Thiên An Môn, cho rằng những gì ông Tập phát biểu chính xác là để dành cho ĐCSTQ chứ không phải Đài Loan, bởi vì ông Tập cũng như ĐCSTQ đã bỏ quên rất nhiều tình tiết lịch sử quan trọng. 

https://www.ntdvn.com/trung-quoc/nhung-dieu-chu-tich-tap-quen-trong-bai-phat-bieu-de-doa-dai-loan-nhan-ky-niem-110-nam-cach-mang-tan-hoi-262120.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *