Chưa cần điều tra, dấu hiệu phạm tội của Hoài Linh cũng đủ ở tù đến cuối đời theo luật hình sự
Luật sư phân tích khía cạnh pháp lý vụ Hoài Linh ‘ôm’ 14 tỷ đồng tiền cứu trợ miền Trung suốt 6 tháng.
“Cho dù Hoài Linh có biện minh đưa ra bất cứ lý do chậm trễ nào thì theo luật, việc nghệ sĩ này chiếm đoạt số tiền gần 14 tỷ VND đã hoàn tất.” Luật sư Nguyễn Văn Đài giải thích: “Tính tới ngày 21/5/2021, khi mà Hoài Linh làm video để giải trình thì đã quá gần sáu tháng theo qui định của pháp luật.”
“Pháp luật của Việt Nam chưa có qui định về việc cá nhân thực hiện việc quyên tiền, tài sản để cứu trợ nạn nhân thiên tai. Nhưng khi cần xem xét tới việc nghệ sĩ Hoài Linh quyên tiền cứu trợ có thực hiện đúng pháp luật hay không thì cơ quan chức năng có quyền áp dụng các quy định liên quan, như Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008.”
“Theo qui định tại khoản 3 điều 7 nghị định này, sau khi kết thúc việc quyên tiền vào ngày 11/11/2020, trong vòng 20 ngày, tức ngày 1/12 năm 2020, Hoài Linh lẽ ra phải hoàn tất việc giải ngân toàn bộ số tiền đã quyên được để đem cứu trợ.”
“Với việc chậm trễ không giải ngân số tiền 14 tỉ tới gần 6 tháng, Hoài Linh có thể bị xử về tội “lừa đảo chiếm đoạt tài sản” theo điều 174 Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015, hoặc “lạm dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản” theo điều 175 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015, là các tội danh có khung hình phạt rất cao, tối đa là tù chung thân hoặc 20 năm.”
“Cơ quan điều tra chỉ cần điều tra xem nghệ sĩ Hoài Linh có mục đích chiếm đoạt trước hay sau khi nhận quyên tiền để xác định tội danh mà thôi.”
Cũng theo luật sư, tất cả các cá nhân, tổ chức đã gửi tiền cho nghệ sĩ Hoài Linh có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan cảnh sát điều tra cấp tỉnh, thành phố nơi nghệ sĩ Hoài Linh đang cư trú.
“Kèm theo là xác nhận của ngân hàng việc họ đã gửi tiền vào tài khoản của nghệ sĩ Hoài Linh trong thời gian từ ngày 20/10 tới ngày 11/11/2020; các tin nhắn trao đổi với nghệ sĩ Hoài Linh nếu có.”
Nguồn : doanhnghieptiepthi.vn