Share

Kế hoạch thương mại mới với Trung Quốc của TT Biden lặp lại chính sách của ông Trump, nới lỏng một số thuế quan với Trung Quốc

Hôm 04/10, nhà đàm phán thương mại hàng đầu của Hoa Kỳ tuyên bố sẽ nới lỏng một số thuế quan từ thời Tổng thống Trump đối với hàng hóa Trung Quốc và thúc ép chế độ Trung Quốc tiến hành các cuộc đàm phán “thẳng thắn”, nhằm chấm dứt các hành vi thương mại không công bằng của Bắc Kinh.

Đại diện Thương mại Hoa Kỳ Katherine Tai nói với một Hội thảo hôm 04/10 do Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn tổ chức rằng, Trong những thập kỷ gần đây, Bắc Kinh đã rót hàng tỷ USD trợ cấp của nhà nước vào các ngành công nghiệp mục tiêu như thép, năng lượng mặt trời và nông nghiệp, dẫn đến việc đóng cửa các nhà máy của Hoa Kỳ và một “cuộc chơi zero-sum (bên được, bên mất) trong nền kinh tế thế giới.”

Bà nói tại sự kiện: “Trên hết, chúng ta phải bảo vệ – tận cùng – lợi ích kinh tế của chúng ta,” và giải thích thêm rằng bà sẽ “thực hiện tất cả các bước cần thiết để bảo vệ chúng ta trước làn sóng thiệt hại gây ra trong nhiều năm qua do cạnh tranh không lành mạnh.”

Bà Tai cho biết văn phòng của bà đã tiến hành đánh giá toàn diện về thỏa thuận thương mại “giai đoạn một” mà Hoa Kỳ đã đạt được với Trung Quốc vào năm ngoái dưới thời Chính phủ của Tổng thống (TT) Trump. Bà dự kiến ​​sẽ có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Trung Quốc, Phó Thủ tướng Liu He, để thảo luận về kết quả thực hiện thỏa thuận này của Trung Quốc.

Bà nói rằng Hoa Thịnh Đốn sẽ bắt đầu một “quy trình loại trừ thuế quan có mục tiêu” để một số mặt hàng nhập cảng của Trung Quốc được miễn khỏi các mức thuế trừng phạt của Mỹ, với các quy trình loại trừ bổ sung tiềm năng [khác] trong tương lai.

Trong khi bà Tai ngừng nói rằng liệu Trung Quốc có thực hiện các cam kết của mình trong thỏa thuận hay không, bà nói rằng “quan trọng nhất là chúng ta phải đối phó với Trung Quốc.”

Thỏa thuận thương mại giai đoạn một ký kết dưới thời Chính phủ của ông Trump đòi hỏi Trung Quốc mua 200 tỷ USD giá trị hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ bổ sung trong thời gian hai năm 2020 và 2021. Phân tích các số liệu thương mại của Trung Quốc do Viện Peterson về kinh tế quốc tế cho thấy rằng Trung Quốc đáp ứng khoảng 58% cam kết mua hàng vào năm 2020 và 69% tính đến tháng 08/2021.

Thỏa thuận này, ngăn chặn sự leo thang của một cuộc chiến thương mại áp dụng thuế quan lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa từ cả hai nước, cũng kêu gọi Chính phủ Trung Quốc cải thiện các biện pháp bảo vệ đối với một số tài sản trí tuệ của Hoa Kỳ và sự tiếp cận thị trường đối với công nghệ sinh học nông nghiệp và các công ty dịch vụ tài chính của Hoa Kỳ.

Trong khi thừa nhận vai trò của thỏa thuận thương mại [giai đoạn một] trong việc ổn định thị trường, bà chia sẻ sự dè dặt về thỏa thuận này, nói rằng nó không giải quyết được các hoạt động thương mại lấy nhà nước làm trung tâm và phi thị trường của Trung Quốc.

Bà Tai chỉ ra rằng bà sẽ không loại trừ việc áp dụng các mức thuế mới để buộc Trung Quốc thực hiện tốt lời cam kết của mình.

Lịch sử vi phạm thương mại
Bà nói: Mối quan hệ thương mại của Mỹ với Trung Quốc theo truyền thống được tập trung vào việc bảo đảm quyền tiếp cận thị trường với Trung Quốc, nhưng cách tiếp cận đó đã mâu thuẫn với thực tế ở một đất nước cộng sản mà “ngày nay khiến chúng ta phải mở mắt.”

Kể từ khi Trung Cộng gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 12/2001, Hoa Kỳ đã có ba thế hệ liên tiếp gắn bó với Bắc Kinh thông qua các cuộc đối thoại chiến lược cấp cao để đảm bảo rằng Bắc Kinh tuân thủ các quy định của WTO. Bà Tai, người có liên quan đến một số trong 27 vụ việc giải quyết tranh chấp của WTO chống lại Trung Quốc, cho biết: Tuy nhiên, hành động tiếp theo của Trung Quốc là “không nhất quán và không thể thực thi.’

Bà nói: “Ngay cả khi Trung Quốc thay đổi các thông lệ cụ thể mà chúng ta đã yêu cầu, họ không thay đổi các chính sách cơ bản và những cải cách có mục đích của Trung Quốc vẫn khó nắm bắt.”

Cùng với Bộ trưởng Thương mại Gina Raimondo, bà Tai tin rằng tách rời với Trung Quốc không phải là một “đáp án thực tế đối với nền kinh tế toàn cầu của chúng ta.” Bà nói, thay vào đó, Hoa Thịnh Đốn sẽ theo đuổi lộ trình “chung sống lâu bền” với Bắc Kinh.

Bà nói rằng, “Mục tiêu của chúng ta là không làm tăng căng thẳng thương mại với Trung Quốc, và xác định mục tiêu của Chính phủ là “tái hợp tác” hoặc có thương mại với Trung Quốc nhưng không rơi vào tình trạng phụ thuộc.

“Trung Quốc là một bên tham gia vào nền kinh tế toàn cầu, và đó là một trong những vấn đề mà chúng ta chưa giải quyết được. Tôi không nghĩ rằng có một con đường để giải quyết những vấn đề đó mà không cần đối thoại trực tiếp với Trung Quốc và giao tiếp trực tiếp với Trung Quốc.”

Bà cho biết Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ WTO, nhưng cũng cần phải “nhanh nhẹn” và “suy nghĩ thấu đáo về cách chúng ta có thể có hiệu quả hơn trong việc giải quyết các mối quan ngại mà chúng ta đang đấu tranh để giải quyết với Trung Quốc về thương mại.”

Bà nói, Chính phủ cũng đang xem xét các biện pháp khuyến khích để khuyến khích các công ty “mua hàng của Hoa Kỳ từ khâu đầu đến cuối cuối của chuỗi cung ứng,” đồng thời hợp tác với các đồng minh cùng chí hướng để hình thành các quy tắc cho thương mại công bằng.

Các quan chức chính phủ cao cấp cho biết trong một cuộc gọi báo chí hôm 03/10 rằng,

Hoa Kỳ sẽ không theo đuổi các cuộc đàm phán “giai đoạn hai” với Trung Quốc về các vấn đề cấu trúc sâu hơn, chẳng hạn như trợ cấp lớn cho các ngành công nghiệp quan trọng làm ảnh hưởng đến thị trường toàn cầu, bởi vì Bắc Kinh đang “tăng cách tiếp cận lấy nhà nước độc tài làm trung tâm.”

Một trong những quan chức cho biết: “Chúng tôi nhận ra rằng Trung Quốc có thể không thay đổi, và chúng tôi phải có một chiến lược đối phó với Trung Quốc như hiện tại, thay vì như chúng tôi mong muốn.”

‘Công việc đang được tiến hành’
Ông Robert Atkinson, chủ tịch của Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin, một viện nghiên cứu chính sách công, nói rằng bài phát biểu của bà Tai có phần không như mong đợi.

Ông nói với the Epoch Times rằng, “Tôi rất muốn thấy bà ấy nói, chúng ta sẽ cho người Trung Quốc hai tháng ở giai đoạn một, và sau đó, hãy quên điều đó đi. Chúng ta sẽ không lãng phí thời gian của mình nữa.”

Ông nói, người Trung Quốc là những bậc thầy về chiến thuật “rope-a-dope,”, ám chỉ một chiến thuật do võ sĩ huyền thoại người Mỹ Muhammad Ali đặt ra, trong đó người ta cho phép đối thủ tự tiêu hao sức lực [rồi ra đòn hạ gục đối thủ].

Ông Atkinson nói: “Ở đây có một mức độ cấp bách cần phải đối mặt. “Người Trung Quốc tiếp tục với điều này càng lâu, thì họ càng có nhiều lợi thế hơn so với chúng ta.”

Theo ông Atkinson, nhận xét của bà Tai cho thấy Chính phủ sẽ tập trung nhiều hơn vào việc “hạn chế tác hại của các chính sách không công bằng của Trung Quốc, thay vì tiếp tục nỗ lực… không có kết quả để khiến họ ngừng làm những gì họ đang làm.”

THƯƠNG MẠI MỸ- TRUNG

Công nhân dỡ các bao hóa chất tại một cảng ở Zhangjiagang, tỉnh Giang Tô phía đông Trung Quốc vào ngày 7/08/2018. (Johannes Eisele/AFP qua Getty Images)

Ông Claude Barfield, cựu cố vấn của văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ và là thành viên cấp cao tại Viện Doanh nghiệp Hoa Kỳ có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, lưu ý rằng bà Tai đã xoay quanh các chi tiết, điều mà ông nói cho thấy chính sách thương mại của chính phủ vẫn “còn là một công việc rất dở dang.”

Ông Barfield chia sẻ với The Epoch Times: “Đó là một bài phát biểu hay, nhưng tôi không nghĩ rằng bà ấy đã tiến bộ nhiều về cơ bản. Điều đó cho thấy chính phủ vẫn đang trong quá trình quyết định xem phải làm gì.”

Ông nói, chính phủ TT Biden đang cố gắng phân biệt các chính sách của mình với các chính sách của TT Donald Trump, nhưng cho đến nay họ vẫn đang thực hiện phần lớn những gì mà chính phủ TT Trump đã đưa ra. Ông Barfield lưu ý, ví dụ, bà Tai không cam kết tham gia Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, một hiệp ước thương mại 12 quốc gia mà từ đó ông Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi.

Ông cho biết, Chính phủ của ông Biden cũng không có khả năng cắt giảm thuế thép và nhôm do sự cản trở có thể thấy trước từ các tổ chức nghiệp đoàn thương mại.

Trong khi đó, theo ông Barfield, bà Tai phải đối mặt với những trở ngại lớn phía trước trong việc cố gắng hạn chế danh sách các vi phạm dụng thương mại mà bà nêu rõ từ Bắc Kinh.

Ông nói, vì WTO đưa ra các quyết định theo sự đồng thuận, nên Bắc Kinh có thể phủ quyết các quy tắc mới mà Hoa Thịnh Đốn tìm cách thông qua WTO để kiểm soát họ.

Làm việc với các đồng minh cũng có thể sẽ đi kèm với những thách thức riêng.

Trong phiên thảo luận, bà Tai đã né tránh câu hỏi về việc làm thế nào bà sẽ dung hòa việc thực thi các cam kết mua hàng của Trung Quốc với Hoa Kỳ và ảnh hưởng của nó đối với các đồng minh, vì Bắc Kinh đã hủy nhập khẩu lúa mạch từ Úc khi họ tăng cường các hoạt động mua hàng từ Hoa Kỳ.

Ông Barfield nhận định rằng, cũng không thể khiến một số quốc gia Âu Châu – cụ thể là Pháp và Đức – “làm theo các chính sách trả đũa thực sự mạnh mẽ.”

Ông nói rằng, “Tôi chỉ không nghĩ đó là một trong các lựa chọn. Chính phủ đang tự mắc kẹt khi nói rằng họ thực sự sẽ làm việc với các đồng minh về Trung Quốc. Chúc may mắn với điều đó.”

nguồn: https://etviet.com/ke-hoach-thuong-mai-voi-trung-quoc-moi-cua-tt-biden-tim-cach-thuc-thi-thoa-thuan-cua-thoi-ky-tt-trump-noi-long-mot-so-thue-quan-voi-trung-quoc_243117.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *