Người Hong Kong ở Anh Quốc biểu tình phản đối nhân lễ kỷ niệm ĐCSTQ
Hàng trăm người Hong Kong đã tham gia các cuộc biểu tình chống lại ĐCSTQ tại các thành phố của Anh, bao gồm cả London và Manchester vào ngày 1/10, nhân dịp kỷ niệm 72 năm ngày Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lên cầm quyền độc đảng tại Trung Quốc.
Các cuộc biểu tình có tên “Phản kháng ngày ĐCSTQ” do một số nhóm người Hong Kong và các tổ chức nhân quyền đại diện cho người Tây Tạng và người Duy Ngô Nhĩ phối hợp tổ chức.
Nhà sáng lập tổ chức Hong Kong Liberty là anh Finn Lau cũng là một trong những người tổ chức các cuộc biểu tình. Anh Lau cho biết, các nhóm cộng đồng khác nhau bị ĐCSTQ bức hại đã chọn cùng nhau biểu tình vào “ngày mang tính biểu tượng” này, bởi vì “tất cả chúng tôi đều đau khổ, chúng tôi là nạn nhân của ĐCSTQ”.
Tình hình nhân quyền ở Hong Kong – thuộc địa cũ của Anh – đã xấu đi nhanh chóng từ khi ĐCSTQ áp đặt điều luật an ninh quốc gia mới tại đây kể từ tháng 6/2020.
Trao đổi với The Epoch Times, anh Lau cho biết, bạn bè của anh nằm trong số những người bị bỏ tù trong cuộc đàn áp tăng cường của chính quyền Hong Kong đối với các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ của đặc khu này. Nhưng anh khẳng định bản thân sẽ không bỏ cuộc và sẽ tiếp tục chiến đấu thay mặt cho người dân Hong Kong.
Anh Lau nói: “Một số người có thể nói rằng sự sụp đổ của ĐCSTQ là không thể, nhưng tôi không nghĩ đó là một giấc mơ. Hãy nhìn vào lịch sử của Liên Xô: 40 năm trước, họ nghĩ rằng không thể có chuyện Liên Xô sụp đổ”. Nhà vận động trẻ tuổi bày tỏ niềm tin rằng, số phận của ĐCSTQ cũng sẽ như Liên bang Xô Viết khi chế độ này tan rã vào năm 1991.
Anh Simon Cheng là một cựu nhân viên của lãnh sự quán Anh tại Hong Kong. Anh cho biết, bản thân muốn tham gia cuộc biểu tình ở London vì không còn chỗ cho quyền tự do ngôn luận ở Hong Kong. Anh Cheng đã bị tra tấn và buộc phải ra đầu thú trên truyền hình khi bị cảnh sát Trung Quốc đại lục giam giữ 15 ngày hồi tháng 8/2019. Sau đó, anh đến Vương quốc Anh và trở thành người mang hộ chiếu British National Overseas (BNO – Người mang Quốc tịch Anh ở nước ngoài) đầu tiên được phép tị nạn.
Trao đổi với The Epoch Times, anh Cheng nhận định, bằng cách áp đặt luật an ninh quốc gia, ĐCSTQ đã cài đặt hệ thống chính trị của riêng mình ở Hong Kong, theo cách khiến những người Hong Kong đã quen với tự do và tự chủ không thể nhận ra. Anh nói: “Hong Kong của ngày xưa đã không còn nữa. Vì vậy, chúng tôi phải cố gắng hết sức để bảo vệ tinh thần của Hong Kong”.
Nhiều người trong số những người biểu tình là những người mới đến Vương quốc Anh nhờ chương trình thị thực mới cho những người có hộ chiếu BNO. Chương trình này cho phép họ sống, học tập và làm việc ở Vương quốc Anh trong 5 năm và sau đó có thể nộp đơn xin cấp quyền công dân.
Trong số những người tham gia có một gia đình 3 người chỉ tự định danh theo họ Ng.
Bà Ng cho biết, họ chọn đến Vương quốc Anh càng sớm càng tốt vì họ không muốn con mình bị đầu độc bởi lời tuyên truyền của ĐCSTQ. Bà coi đó là thứ đã làm ô uế sách giáo khoa của các trường học ở Hong Kong. Trao đổi với The Epoch Times, bà nói: “Chúng tôi phải đến để ủng hộ cuộc biểu tình này, bởi vì chúng ta ở Vương quốc Anh vẫn có quyền tự do ngôn luận, điều đã không còn ở Hong Kong nữa”.
nguồn: https://www.ntdvn.com/the-gioi/nguoi-hong-kong-o-anh-quoc-bieu-tinh-phan-doi-nhan-le-ky-niem-dcstq-257298.html
2009, 460 627 631 priligy tablets online The median age of diagnosis of esophageal metastasis was 68 years and most of the patients complained of dysphagia as a primary symptom data not shown