7 chữ quốc hiệu ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’ đều là giả
Ngày 1/10/1949, lãnh đạo ĐCSTQ Mao Trạch Đông tuyên bố thành lập ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’. Trớ trêu thay khi so sánh với tình huống thực tế ở Đại lục, thì trong 7 chữ quốc hiệu ấy không có chữ nào là thật…
Quốc hiệu này không đại diện cho dân tộc ‘Trung Hoa’, không đại diện cho ‘nhân dân’ Trung Quốc, càng không phải là ‘nước Cộng hoà’.
Một dân tộc không phải là một khái niệm về địa lý hay huyết thống mà là khái niệm văn hoá. Ví như người Do Thái trải qua gần 2000 năm lưu lạc khắp nơi trên thế giới, họ từng bị người ta chế nhạo, ức hiếp, thậm chí bị tàn sát lượng lớn trong Thế chiến hai, nhưng do văn hóa được bảo tồn rất tốt nên dù họ không có lãnh thổ, không có chính phủ, dân tộc Do Thái vẫn tiếp tục lưu lại và đã thành lập nhà nước Do Thái Israel vào năm 1948.
Còn nói về dân tộc Mãn (Thanh), rất nhiều người đã không nói được tiếng Mãn, không biết được chữ Mãn, càng không có tập quán sinh hoạt của người Mãn, nên dù danh nghĩa là người Mãn nhưng thực tế họ đã bị ‘Hán hoá’ rồi.
Từ khi thành lập năm 1921, ĐCSTQ vẫn luôn cật lực phá hoại văn hoá Trung Hoa, cao trào là Cách mạng văn hoá năm 1966 gần như quét sạch văn minh Hoa Hạ. Hình thái ý thức của ĐCSTQ là lấy Chủ nghĩa Mác – Lênin bạo lực cách mạng, kết hợp với những điều của Pháp gia tạo thành quá trình ‘bản địa hoá’. ‘Trung Hoa’ trong ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’ mà ĐCSTQ nói thực chất là ‘khái niệm giả tạo’.
Trong lịch sử Trung Hoa hay thế giới, khi một chính quyền mới thành lập, nó phải chứng minh được tính hợp pháp của nó, dựa vào điều gì để chấp chính. Trung Quốc cổ đại là ‘quân quyền Thần thụ, huyết thống kế thừa’ (quyền vua Thần trao, huyết thống kế thừa), còn ở xã hội phương tây, tính hợp pháp của chính phủ đến từ bầu cử của dân chúng.
Nhưng nếu ai đó hỏi ĐCSTQ dựa vào điều gì để chấp chính, nó không thể nói ‘quân quyền Thần thụ’ vì nó giảng Vô Thần luận, nó cũng không có văn hoá bầu cử dân chủ, mà nó chỉ có thể nói “không cần hỏi vì… ta có súng”.
ĐCSTQ không chứng minh được tính hợp pháp trong việc chấp chính, thêm vào đó người dân dưới sự cai trị của nó không có quyền tuyển cử, cho nên quốc hiệu của Trung Quốc không phải là ‘nước Cộng hoà’.
‘Nhân dân’ có quyền tự do nhưng người dân Trung Quốc ngoài việc không có quyền tuyển cử, họ còn không có tự do ngôn luận, không có quyền tự do truy cập thông tin vì mạng internet bị kiểm duyệt, thậm chí quyền im lặng cũng bị tước đoạt.
Nói về quyền im lặng, khi mọi người xem phim Mỹ thường có một đoạn lời quen thuộc sau: “Anh có quyền giữ im lặng, anh có quyền mời luật sư, những lời anh nói sẽ là bằng chứng chống lại anh trước toà”, thì ‘im lặng’ cũng là một quyền được pháp luật bảo hộ, tức là bạn có quyền giữ im lặng không nói, và không ai ép buộc bạn phải nói.
Nhưng ở xứ Trung Quốc lại là chuyện hoàn toàn khác. ĐCSTQ thường hay làm những cuộc vận động chính trị, sau đó yêu cầu, chính xác hơn là bắt buộc ai ai cũng phải biểu đạt thái độ. Đặc biệt trong thời kỳ Đại Cách mạng văn hoá, mọi người phải biểu đạt thái độ nếu không sẽ bị cho là phần tử dị biệt và khả năng cao sẽ thành đối tượng bị đấu tố hoặc đàn áp. Chúng ta sẽ thấy rằng ở Trung Quốc cũng không tồn tại… ‘quyền im lặng’.
‘Nhân dân’ nên được hưởng tự do, nhưng người Trung Quốc giống như nô lệ hoặc con tin dưới chế độ ĐCSTQ, vậy nên ở ‘nhân dân’ trong quốc hiệu Trung Quốc là giả tạo.
Quốc hiệu ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’ có 7 chữ nhưng cả 7 chữ đều là giả. Vì không có tuyển cử nên không phải là ‘nước Cộng hoà’, vì người dân không có tự do nên không gọi là ‘nhân dân’, vì hình thái ý thức của ĐCSTQ là Chủ nghĩa Mác – Lênin tôn sùng bạo lực cách mạng nên nó không phải là dân tộc ‘Trung Hoa’. Như vậy ngay từ đầu quốc hiệu ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’ đã không có tính khả tín (đáng tin).
Trong ‘Luận ngữ – Tử Lộ’ có một đoạn đối thoại giữa Khổng Tử và học trò như sau.
Tử Cống hỏi về phép trị dân. Khổng Tử đáp: “Lương thực cho đủ, binh bị cho đủ, dân tin chính quyền”. Tử Cống hỏi: “Trong ba điều đó, nếu bất đắc dĩ phải bỏ một, thì bỏ điều nào trước?”. Khổng Tử đáp: “Binh bị”. Tử Cống lại hỏi tiếp: “Trong hai điều còn lại, nếu bất đắc dĩ phải bỏ một nữa, thì bỏ điều nào trước?”. Khổng Tử mới đáp rằng: “Bỏ lương thực. Từ xưa vẫn có người chết, nếu dân không tin chính quyền thì chính quyền phải đổ”.
Cách đây hơn 2000 năm, Khổng Tử đã chỉ ra rằng, chính quyền muốn bền vững phải làm dân tin, tức phải giữ chữ Tín, đằng này ĐCSTQ lại đi ngược lại, hầu như toàn làm những chuyện thất tín.
Trong Chính luận thiên hạ đăng ngày 8/4, khi nói về ‘dấu hiệu nhận biết một quốc gia đáng tin’, Giáo sư Chương Thiên Lượng đã có nhận xét như sau:
“Có một chỉ tiêu đơn giản để đánh giá một quốc gia có đáng tin hay không. Với chỉ tiêu này, bạn không cần phải nhìn vào cách quốc gia đó thực hiện các thoả thuận hay điều khoản trong quá khứ, mà chỉ cần nhìn vào chỉ tiêu hiện nay, chính là chính phủ của quốc gia này có hết lòng thực hiện lời hứa đối với người dân của mình hay không.
Một chính phủ có đáng tin hay không, một quốc gia có đáng tin hay không, thì hãy xem chính phủ đó đối xử với người dân của họ như thế nào. Nếu một chính phủ mà giết dân của họ, sau đó càng ngày càng tước đoạt quyền cơ bản của người dân, thế thì chính phủ đó tuyệt đối không thể tin được.
Tất nhiên, với nguyên tắc này làm tôi nhớ đến ĐCSTQ. Kỳ thực, ĐCSTQ từ trước tới nay chưa hề thực hiện lời hứa trọng đại nào đối với quốc tế. Còn trong nước, ĐCSTQ không ngừng áp chế và bức hại người dân. ĐCSTQ đối đãi với bàn dân thiên hạ giống như một con sói. Chính là người dân nơi đây không thể có tự do tín ngưỡng. Bất kỳ những tiếng nói phản kháng nào đều bị ĐCSTQ đàn áp cưỡng chế, sau đó người phản phản kháng còn bị bức hại rất tàn khốc”.
ĐCSTQ từ lúc khai sinh năm 1921 đến khi cướp chính quyền rồi thành lập ‘Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa’ năm 1949 đã không có tính hợp pháp chứng minh cho việc chấp chính. Chính quyền này luôn phải dùng giả dối để che đậy, dùng bạo lực để trấn áp, dùng tẩy não để người dân mất đi suy nghĩ độc lập, ngay cả quốc hiệu 7 chữ cũng là hư giả. Vậy nên đối với những lời ĐCSTQ nói, tốt hơn là nên “Không tin tưởng và [nên] xác minh lại” – “Distrust and verify” (*).
nguồn: https://www.dkn.tv/bai-noi-bat/7-chu-quoc-hieu-nuoc-cong-hoa-nhan-dan-trung-hoa-deu-la-gia.html