Cách thức Trung Quốc vấy bẩn một quốc gia: Câu chuyện đau thương ở Solomon
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đang vươn các xúc tu bạch tuộc của mình ra khắp thế giới, từ Mỹ Quốc cho tới châu Âu, châu Phi, Mỹ La Tinh và các quần đảo Thái Bình Dương. Để thành công trong việc mở rộng ảnh hưởng địa chính trị ra khắp thế giới và thúc đẩy lợi ích quốc gia của mình, Trung Quốc mua chuộc các chính trị gia tại bất cứ nơi nào xúc tu bạch tuộc của nước này vươn tới.
Tháng 9/2017, học giả Anne-Marie Brady, một chuyên gia 30 năm nghiên cứu về Trung Quốc đã đệ trình báo cáo nghiên cứu lên Ủy ban Lựa chọn Tư pháp New Zealand về những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm tác động đến lợi thế chính trị nước này. Báo cáo của bà cho biết, ĐCSTQ có một chiến lược toàn diện nhằm vào giới tinh hoa kinh tế và chính trị nước ngoài, để khiến họ hỗ trợ, thúc đẩy, thậm chí thay Trung Quốc thực thi các chương trình nghị sự của nước này, khuyến khích họ chuyển tiếp thông tin về các ý định, chiến lược của chính phủ nước ngoài và thái độ của các bên chủ chốt đối với Trung Quốc, cũng như cung cấp khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến; một dạng tuyển gián điệp là nhà khoa học và chính trị gia khắp toàn cầu.
Báo cáo của bà Brady cho biết, ĐCSTQ coi việc sử dụng các chính trị gia, học giả và doanh nhân nước ngoài để thúc đẩy lợi ích quốc gia của Trung Quốc là “sử dụng sức mạnh nước ngoài để quảng bá Trung Quốc”. ĐCSTQ xây dựng ‘mối quan hệ tài sản’ với những cá nhân nhạy cảm thông qua sự hiếu khách chính trị ở Trung Quốc tại các hội nghị bao ăn ở và mọi chi phí khác, các cuộc đàm phán được trả thù lao và các vai trò tư vấn. Các “cố vấn” nổi tiếng có thể nhận được tới 150.000 đô la Mỹ mỗi năm chỉ để kết nối với các tổ chức của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Những cá nhân nổi tiếng có thể được thỏa hiệp thông qua hối lộ, mỹ nhân kế hoặc các chiến thuật đe dọa.
Lần theo nguồn gốc của tiền
Năm 2017 là thời kỳ đỉnh điểm có sự can dự chính trị rất lớn từ Trung Quốc vào Úc và New Zealand. Cuối năm 2017, phó thủ tướng New Zealand kêu gọi điều tra quy trình kiểm tra lý lịch, sau khi bà Brady và một số phóng viên tiết lộ rằng nhà lập pháp của New Zealand Yang Jian có thể đã có những liên kết với tình báo quân sự Trung Quốc.
Tại Australia, câu hỏi về mức độ ảnh hưởng của Bắc Kinh đã phủ bóng lên nền chính trị ở Canberra. Một loạt hé lộ trên truyền thông cho thấy phần lớn các khoản tài trợ nước ngoài cho các đảng chính trị Australia đều đến từ Trung Quốc. Theo tờ The Australian, chính phủ Trung Quốc trực tiếp rót tiền cho các ứng cử viên chính trị để thúc đẩy lợi ích quốc gia của nước này và để được ủng hộ quan điểm trong vấn đề Biển Đông.
Tương tự, để được ông Biden khi còn là Phó Tổng thống Mỹ xoa dịu những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc và giúp thiết kế một “biên bản ghi nhớ” nhằm miễn trừ các tập đoàn Trung Quốc khỏi các quy chế và luật chứng khoán của Hoa Kỳ, Bắc Kinh đã đầu tư 1,5 tỷ USD cho con trai của Biden là Hunter Biden. Một báo cáo điều tra bị rò rỉ tóm tắt nhiều giao dịch kinh doanh của Hunter ở Trung Quốc. Để lấy một ví dụ, công ty BHR Partners của Trung Quốc (ban đầu trị giá 1,5 tỷ USD, hiện tại ước tính trị giá lên đến 6,5 tỷ USD) có 10% cổ phần của Hunter, theo The Epoch Times.
Trường hợp điển hình: Cách thức đồng Nhân dân tệ vấy bẩn Solomon
Câu chuyện Trung Quốc mua các chính trị gia vẫn đang tiếp tục. Hai năm về trước, vào tháng 9/2019, Solomon, quốc gia phía Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hàng trăm hòn đảo và 650 ngàn dân đã chấm dứt mối quan hệ 36 năm với Đài Loan để ủng hộ Trung Quốc. Vài tiếng sau khi Trung Quốc và Quốc đảo Solomon chính thức ký thỏa thuận thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 21-9, Kiribati, đảo quốc tại Thái Bình Dương, tuyên bố rằng họ đang hành động vì lợi ích quốc gia khi chấm dứt quan hệ ngoại giao với Đài Loan để bắt tay với Trung Quốc.
Solomon là quốc gia thứ 6 cắt đứt quan hệ chính thức với Đài Loan kể từ khi bà Thái Anh Văn lên cầm quyền ở Đài Bắc năm 2016. Các quốc gia còn lại bao gồm Burkina Faso, Cộng hòa Dominica, Sao Tome và Principe, Panama và El Salvador.
Chính phủ của bài Thái Anh Văn cáo buộc Trung Quốc sử dụng chiến lược “ngoại giao đôla” để “đàn áp và giảm sự hiện diện trên trường quốc tế của Đài Loan”, đồng thời lôi kéo các nước quay lưng với Đài Loan, cũng như sử dụng sức mạnh của đồng tiền để ép buộc Đài Bắc chấp nhận mô hình “một quốc gia, hai chế độ”, theo Reuters.
Hãng truyền thông Trung ương Đài Loan đưa tin rằng, Bắc Kinh đã hứa viện trợ cho Quần đảo Solomon 500 triệu USD để ngừng quan hệ ngoại giao với Đài Loan và thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc.
Theo The Guardian, để chính phủ Soloman cắt đứt quan hệ với Đài Loan và bắt tay với Trung Quốc, Trung Quốc từng đề nghị hối lộ những quan chức trong Chính phủ Soloman, những người đưa ra quyết định số tiền từ 246 ngàn -615 ngàn USD.
Trong nghiên cứu tình huống cụ thể về vấn đề “Trung Quốc đã mua các chính trị gia thế nào”, Cleo Paskal, Phóng viên Đặc biệt của The Sunday Guardian đồng thời là Thành viên Cao cấp Không thường trú của Quỹ Bảo vệ các nền Dân chủ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương, cho biết, chà, điều đó không mất nhiều thời gian.
Động thái từ bỏ mối quan hệ lâu năm với Đài Loan để bắt tray với Trung Quốc đã gây tranh cãi trong nước Solomon. Một số lãnh đạo địa phương bày tỏ lo ngại rằng đất nước có thể trở nên bất ổn và độc tài hơn do sự tham gia của Bắc Kinh. Nhưng ngay cả khi đó, họ có lẽ cũng không đoán được nó có thể xảy ra nhanh như thế nào.
Họ đang bóp méo chính trị, các công ty Trung Quốc đang gây ra sự gián đoạn nghiêm trọng trong nền kinh tế của Solomon. Chính phủ bị rạn nứt và xã hội bị chia cắt. Tất cả điều này đã được thể hiện rất rõ trong ba sự kiện của tháng Tám vừa qua ở quần đảo Solomon.
Thứ nhất, mua chuộc 39/50 nghị sỹ bằng tiền, có thể thay đổi Hiến pháp để đảm bảo chính trị gia thân Trung thắng cuộc
Sự kiện gây chú ý nhất là văn kiện ngày 25/8 được Thủ tướng Quần đảo Solomon, Manasseh Sogavare ký duyệt.
Văn kiện viết: “Tại cuộc họp gần đây của Hội nghị kín toàn thể, đã đồng ý rằng số dư còn lại của Quỹ phát triển Hiến pháp do Trung Quốc tài trợ (quỹ PRC CDF) liên quan đến năm tài chính 2020 được tổ chức tại Tài khoản ESCROW do Chính quyền Quần đảo Solomon và Đại sứ quán Trung Quốc đồng điều hành được chuyển bổ sung cho Quỹ Phát triển Quốc gia (NDF) để hỗ trợ các nỗ lực khôi phục kinh tế trong thời kỳ COVID-19 của các khu vực bầu cử. Đính kèm theo đây là một lịch trình phác thảo các khu vực bầu cử sẽ được hưởng lợi từ NDF bổ sung với mức 200.000 đô la cho mỗi khu vực bầu cử. Đại sứ quán Trung Quốc đã được hỏi ý kiến về khoản hỗ trợ bổ sung này và đã đồng ý đưa ra khoản hỗ trợ này”.
Tiếp theo là danh sách 39 trong số 50 nghị sĩ của Nghị viện, tất cả đều ủng hộ Thủ tướng ở mức độ này hay mức độ khác. Mười một người không đi theo xu hướng này, nhìn chung, ít ủng hộ Thủ tướng hơn.
Về mặt lý thuyết, Quỹ Phát triển Hiến pháp là các quỹ hợp pháp được trao cho các nghị sĩ để chi tiêu cho khu vực bầu cử của họ. Đài Loan cũng tài trợ như vậy cho các nghị sĩ. Tuy nhiên, trước đây (ít nhất là được biết đến công khai), tất cả các nghị sĩ đều nhận được khoản này, chứ không phải chỉ những người ủng hộ Thủ tướng.
39 nghị sĩ trong danh sách tài trợ này cũng dướn mày kinh ngạc. Một quan sát viên thân cận lưu ý rằng con số đó, trên thực tế nhiều hơn trên giấy tờ, được yêu cầu để thay đổi Hiến pháp của Solomon. Thủ tướng Sogavare được ghi nhận là muốn chuyển cuộc bầu cử tiếp theo từ năm 2023 sang năm 2024, theo đó sẽ yêu cầu thay đổi hiến pháp. Và ai biết được điều gì khác mà ông và / hoặc Bắc Kinh muốn “điều chỉnh”?
Thứ hai, trừng phạt địa phương không ủng hộ Trung Quốc – Bản kiến nghị từ tỉnh Malaita
Một trong những lệnh cấm của các nhà tài trợ Bắc Kinh là Malaita. Malaita là tỉnh đông dân nhất trong quần đảo Solomon. Tỉnh này không bị cướp đoạt tài nguyên của mình, theo truyền thống là độc lập quyết liệt và là trung tâm của một số phản kháng mạnh nhất đối với “sự chuyển đổi” từ Đài Loan sang Trung Quốc.
Cũng trong tháng 8, một bản kiến nghị đã được tỉnh Malaita đệ trình lên chính phủ. Bản kiến nghị làm dấy lên lo ngại về mối quan hệ giữa Trung Quốc, chính quyền Đảo quốc Solomon và tỉnh Malaita. Nội dung của bản kiến nghị mô tả và chắt lọc một quá trình toàn bộ như được thể hiện trong dự án Vành đai và Con đường, và còn hơn thế nữa. Bản kiến nghị khiếu nại “chính phủ trung ương Solomon đã không tham khảo ý kiến dưới bất kỳ hình thức nào để đảm bảo sự đồng ý của người dân Malaita về việc chuyển đổi ngoại giao từ Đài Loan sang Trung Quốc”; chính phủ sử dụng học thuyết Ba chiến tranh của Trung Quốc (tâm lý, truyền thông và luật pháp) để gây áp lực và “liên tục quấy rối chính quyền địa phương Malaita”; và triển khai chính sách “Hoa kiều” để tạo điều kiện thuận lợi cho dòng lao động Trung Quốc, dẫn đến việc tiếp tục mất cơ hội việc làm và kinh doanh ở Quần đảo Solomon và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao nhất trong lịch sử.
Dường như giáng đòn trừng phạt kinh tế lên tỉnh Malaita vì không nhượng bộ Bắc Kinh, chính phủ Solomon thông qua Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Hàng không dự định đưa hoặc đã đưa lên Nội các một văn bản tìm cách rút tất cả Dự án Ngân hàng Thế giới SIRAP khỏi tỉnh Malaita, bản kiến nghị Malaita cho biết.
Áp lực từ Bắc Kinh khiến chính quyền Solomon cố gắng kiểm soát nhiều hơn đối với Malaita để dập tắt bất đồng chính kiến chống lại Trung Quốc và giành quyền tiếp cận các nguồn lực cho doanh nghiệp của Trung Quốc.
NTDVN trước đây bình luận rằng, có lẽ bắt nguồn từ những tấm gương đã sụp đổ hoặc đang có nguy cơ đổ vỡ như Châu Phi, Sri Lanka hay Philippin… mà ông Daniel Suidani, Thủ hiến tỉnh Malaita ở quần đảo Solomon đã nhìn thấy rõ tâm địa của Trung Quốc trong việc biến quần đảo Solomon trở thành con nợ tiếp theo.
Ông đã chỉ trích mạnh mẽ đối với Bắc Kinh, ông gọi các khoản vay của Chính Phủ Trung Quốc là cái “bẫy nợ vĩnh viễn”, và ông thẳng thắn đưa ra lập trường của mình đối với Chính phủ của Thủ tướng Manasseh Sogavare đó là từ chối các lời chào mời từ ĐCSTQ.
Ông Daniel Suidani được đề nghị 123 ngàn USD để đổi lấy sự ủng hộ của ông nhưng ông đã thẳng thắn từ chối. Năm 2020, ông Suidani đã bác bỏ lời đề nghị cho vay trị giá 100 tỷ USD từ một công ty tư nhân Trung Quốc. Ông gọi đó là “cái bẫy nợ vĩnh viễn” đối với quần đảo Solomon.
Thứ ba, đổ tội, bắt bớ những cá nhân có tầm ảnh hưởng có quan điểm chống Trung
Một lần nữa vào tháng 8, ở cấp địa phương, Israel Trevor Sibia, một Linh mục đến từ Guadalcanal – một vùng có tinh thần chống Trung khác – đã đăng một video bày tỏ mối quan ngại của mình về sự gián đoạn kinh tế và xã hội trong cộng đồng của mình do những người nước ngoài mới đến (ai cũng có thể đoán được từ đâu).
Một Nghị sĩ địa phương đã nộp đơn khiếu nại chống lại ông, được báo cáo rằng video có tính phân biệt chủng tộc. Cảnh sát đã đến nhà vị linh mục khiến vợ ông ta phải thốt lên: “Solomon bây giờ đã là một nước cộng sản rồi sao”!
Tình hình hiện tại có thể chưa đến mức như vậy. Nhưng những áp lực gia tăng do Bắc Kinh gây ra cho Solomon chỉ trong hai năm đã đụt khoét những rạn nứt kinh tế và xã hội thành những khe nứt khiến đất nước có nguy cơ tan rã. Điều này cũng biện minh cho sự gia tăng kiểm soát mang tính đàn áp từ chính quyền trung ương. Nó cực kỳ nguy hiểm và có thể châm ngòi cho nội chiến ở Solomon, nơi ký ức về cuộc nội chiến vẫn còn tươi mới.
Tất nhiên, Trung Quốc có lẽ không phản đối. Trên thực tế, họ thường có lợi khi các quốc gia chịu ảnh hưởng của họ trở nên bất ổn vì sự bất ổn có thể mở đường và trải thảm cho chủ nghĩa độc tài. Trong khi đó, các nước dân chủ thường phản ứng bằng cách né tránh. Do đó, chính quyền địa phương ngày càng bị cô lập và trở nên lo ngại về sự tồn vong của chính mình. Trong bối cảnh này, họ thậm chí còn phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh.
Lần cuối cùng xảy ra cuộc nội chiến ở Solomons năm 2006, Australia là nước dẫn đầu một sứ mệnh gìn giữ hòa bình. Lần này, nếu mọi thứ trở nên tồi tệ, Trung Quốc có thể sẽ hào phóng đề nghị đến giải cứu, có lẽ với sự hỗ trợ của 39 nghị sĩ nhận tài trợ biết ơn.
Con đường trở lại từ móng vuốt rồng đỏ của Trung Quốc đòi hỏi sự tham gia thích hợp từ các đối tác như Hoa Kỳ và Úc và cả Ấn Độ, nếu có thể. Nếu những mối quan hệ đó (và những mối quan hệ khác) hiệu quả hơn, thì ngay từ đầu, Solomon sẽ không bị cám dỗ bởi lời đề nghị của Bắc Kinh vào năm 2019.
Nhưng động thái này cần được thực hiện nhanh chóng. Các vết nứt đang bắt đầu lộ ra, các quốc gia khác trong khu vực (và xa hơn nữa) cũng đang trải qua những bước tiến tương tự và nhiều người đang theo dõi xem điều gì sẽ xảy ra ở Solomon.
Không ai muốn có một thảm kịch có thể tránh khỏi khác — một dân tộc bị tước đoạt trên mảnh đất của chính mình nhưng lại mâu thuẫn nội bộ, trong khi Bắc Kinh cung cấp phiên bản an ninh của họ và cướp đi chiến lợi phẩm. Nhưng nếu những người chiến đấu cho đất nước của chính mình lại không được chính phủ của mình ủng hộ, thì thảm kịch sẽ xảy ra.
Bắc Kinh còn bị cáo buộc cố gắng tuyển người trong chính phủ nước ngoài làm người cung cấp thông tin cho họ. Đức hồi tháng 12 tố cáo Bắc Kinh đã sử dụng LinkedIn và các mạng xã hội khác để nhắm mục tiêu vào hơn 10.000 công dân Đức, bao gồm các nhà lập pháp và nhân viên chính phủ. Những người này được chào mời các chuyến đi miễn phí đến Trung Quốc và gặp mặt những người có ảnh hưởng.
Tháng trước, các nhà lập pháp Mỹ đã bày tỏ quan ngại về “cánh tay ngày càng được nối dài của Trung Quốc”. “Nỗ lực của chính phủ Trung Quốc trong việc dẫn dắt, mua chuộc, gây ảnh hưởng chính trị và kiểm soát các chủ đề nhạy cảm đang ngày càng lan rộng và đặt ra những thách thức nghiêm trọng đối với Mỹ và các đồng minh có cùng quan điểm”, thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio nói.
nguồn: https://www.ntdvn.com/the-gioi/cach-thuc-trung-quoc-vay-ban-mot-quoc-gia-cau-chuyen-dau-thuong-o-solomon-253824.html