TQ: Bà cụ ở Giang Tây hôn mê 2 lần sau khi buộc phải tiêm phòng
Hỗn loạn thường xuyên xảy ra khi các chính quyền địa phương trên khắp Trung Quốc Đại Lục bắt buộc người dân phải tiêm vắc-xin. Một người dân ở Giang Tây đã phản ánh với phóng viên Epoch Times rằng cán bộ thôn địa phương đã ép dân làng đi tiêm phòng. Chị gái của ông đã 65 tuổi, mắc bệnh tim mạch, thuộc nhóm nguy cơ cao, sau khi tiêm vắc xin, bà bị phản ứng phụ và hôn mê hai lần, phải cấp cứu để giữ tính mạng.
Vào tháng 8 năm nay, làng Cao Bối, thị trấn Đại Do, huyện Thạch Thành, tỉnh Giang Tây, đã yêu cầu người dân trong làng đều phải tiêm phòng. Vào ngày 15/9, ông Ôn, một người dân trong làng, nói với Epoch Times rằng các cán bộ làng đã đi đến từng nhà, yêu cầu dân làng đi tiêm phòng. Gọi nhiều quá, các cụ già trong làng bức xúc, các cụ già ở quê không hiểu mấy chuyện đó, không biết có thể tiêm được không.
Chị gái của ông Ôn là bà Ôn Thanh Mai (bút danh), năm nay 65 tuổi, vốn đã mắc các bệnh nền như tim mạch, cao huyết áp, suy thận, hạ đường huyết… Do mạch máu bị tắc nên tim cần phải đặt stent (là kỹ thuật nong mạch vành, giúp mở rộng lòng động mạch vành nhằm cải thiện tình trạng thiếu máu cơ tim).
Ngày 10/8, cán bộ thôn đưa người dân đến trung tâm y tế để tiêm vắc-xin. Ông Ôn cho biết, hôm đó khi chị gái ông đi tiêm, ông có nói với cán bộ thôn về tình trạng của chị ông nhưng “cán bộ thôn nói không sao, họ chịu trách nhiệm, có thể tiêm được”.
Ông Ôn kể hôm đó, huyết áp của chị ông cao tới 170mHg. “Bác sĩ nói tiêm không được, không dám tiêm”, nên đã không tiêm, sau đó bà về nhà. Nhưng khi mọi người trong gia đình đều đã ra ngoài đi làm, cán bộ thôn lại đến bảo chị ông uống thuốc hạ huyết áp.
“Đến buổi chiều, tôi cũng không biết mấy giờ, cán bộ thôn lại đưa xe đến chở chị đi trung tâm y tế tiêm vắc-xin, trong thời gian tiêm vắc-xin, bác sĩ đo huyết áp mấy lần nhưng cao quá nên không dám tiêm. Sau đó, khi số đo huyết áp thấp hơn một chút, cán bộ thôn nói ‘có thể tiêm được rồi’, lúc đó liền tiêm cho chị.”
Sau khi từ trung tâm y tế trở về nhà, bà Ôn Thanh Mai bắt đầu cảm thấy chóng mặt vào đêm hôm đó, sang ngày hôm sau toàn thân bà trở nên mệt mỏi, không thể làm việc. “Đến đêm ngày 11, chị tôi đã không thể cử động, toàn thân không thể cử động được. Đến ngày 12, chị tôi đã không thể nói được, gần như đã hôn mê”, ông Ôn cho biết.
Ông nói rằng sau khi cán bộ thôn biết về tình hình của chị gái ông, họ đã gọi xe cấp cứu đến thị trấn. Từ làng ông lên thị trấn phải đi hàng chục cây số, sau đó bà ở bệnh viện cấp cứu mãi lâu sau mới tỉnh lại. Cán bộ thôn gọi xe cấp cứu xong thì mặc kệ luôn, để người nhà tự lo liệu.
Sau đó, con trai của bà Ôn Thanh Mai lại phải chạy vội đến bệnh viện đưa tiền viện phí. Ông Ôn cho biết lúc đó đã phải trả 2.000 Nhân dân tệ (khoảng hơn 7 triệu đồng), sau đó không cũng không còn tiền để nộp viện phí nữa nên bệnh viện đã dừng cấp thuốc cho chị ông, sau hai ngày thì bác sĩ nói kiểm tra bệnh đã ổn và cho xuất viện.
Nhưng hai ngày sau khi ngừng thuốc, bà Ôn Thanh Mai lại lần nữa bị hôn mê. Ông Ôn cho biết: “Vào ngày 14, khi chị tôi hôn mê, bệnh viện cấp giấy thông báo bệnh nguy kịch cho gia đình, phải cấp cứu rất lâu, đến chiều chị tôi mới tỉnh lại, đến ngày 16 thì ngừng điều trị, nhưng vẫn uống thuốc và không tiêm nữa. Đến bây giờ đã hơn 1 tháng, nhưng chị tôi vẫn đang phải nằm viện.”
Ông Ôn cho biết, con của chị gái ông không có tiền, hiện bệnh viện đang hối thúc bà xuất viện hoặc chuyển viện. Người trong làng bảo sẽ giúp bà xin trợ cấp sinh hoạt phí (khoản trợ cấp dành cho những gia đình có mức thu nhập thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung ở địa phương, có người nhà bệnh tật hoặc mất sức lao động, không thể đảm bảo mức sinh hoạt tối thiểu). Mọi người hy vọng rằng có thể dùng nó để trang trải chi phí thuốc men, nhưng bây giờ xin trợ cấp sinh hoạt phí cũng khó được duyệt sớm.
Sau khi sự việc xảy ra, gia đình bà Ôn Thanh Mai đã nhiều lần trình báo chính quyền địa phương nhưng đều vô ích. Ông Ôn cho biết, khi ông tìm đến chính quyền thị trấn, họ đã yêu cầu chính quyền quận giải quyết, Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật của quận đã đến thăm chị gái ông. Nhưng chính quyền địa phương thiếu trách nhiệm, đùn đẩy nhau, đến nay vẫn chưa giải quyết xong.
Trước khi tiêm vắc-xin, bà Ôn Thanh Mai có thể ra đồng trồng rau, mua thức ăn về để chuẩn bị bữa ăn, cũng có thể ra ngoài làm các việc khác, nhưng bây giờ bà thậm chí còn không có sức lực để đi lại. Ông Ôn cho biết: “Chị gái tôi hiện đã tỉnh nhưng không còn sức lực, không nói chuyện được lâu, không thể đứng dậy để đi lại. Giờ các con chị phải thay phiên nhau chăm sóc, tiền thuốc men cũng hơn 10.000 tệ rồi (khoảng hơn 35 triệu đồng).”
Ông cho biết, lúc đó cán bộ thôn cũng không nói gì về việc có bệnh nền thì không thể tiêm, mà lại nói là không sao cả, họ sẽ chịu trách nhiệm. Nhưng bây giờ cán bộ thôn không đoái hoài gì, thậm chí còn trốn tránh tiền thuốc men. Gia đình đã lên cấp trên và các chuyên gia trong quận để khám thì các chuyên gia cho biết vấn đề của bà Ôn không phải là do vắc-xin.
Phóng viên của Epoch Times đã liên tiếp gọi điện đến Trung tâm Y tế Thị trấn Đại Do ở quận Thạch Thành và Ủy ban Làng Cao Bối để tìm hiểu về vấn đề của bà Ôn Thanh Mai, nhưng điện thoại không có người trả lời hoặc cuộc gọi không liên lạc được.
Vào tháng 8, các quan chức cấp cao của ĐCSTQ đã ra lệnh “hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho 1,1 tỷ người vào cuối tháng 10 năm nay”. Mặc dù Ủy ban Y tế Quốc gia của ĐCSTQ tuyên bố rằng sẽ thực hiện “tiêm chủng tuân theo nguyên tắc tự nguyện”, nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hỗn loạn do việc bắt buộc tiêm chủng ở các nơi.
Nhiều địa phương ở Trung Quốc Đại Lục cũng ra thông báo tương tự như “Về nguyên tắc, những người chưa được tiêm phòng (trừ những người có chống chỉ định) không được phép vào những nơi công cộng trọng điểm như siêu thị, bệnh viện, trường học, nhà ga, rạp chiếu phim, v.v. . ”, điều này làm dấy lên sự bất mãn từ công chúng.
NGUỒN: https://trithucvn.org/trung-quoc/tq-ba-cu-o-giang-tay-hon-me-2-lan-sau-khi-buoc-phai-tiem-phong.html
Howdy! I could have sworn I’ve been to this site before but after reading through some of the post I realized it’s new to me. Anyways, I’m definitely happy I found it and I’ll be bookmarking and checking back frequently!
excellent post.Ne’er knew this, regards for letting me know.
It is really a great and useful piece of info. I am happy that you simply shared this useful information with us. Please stay us informed like this. Thank you for sharing.
I have recently started a blog, the info you offer on this web site has helped me tremendously. Thank you for all of your time & work. “The only winner in the War of 1812 was Tchaikovsky” by Solomon Short.
My brother suggested I might like this web site. He was entirely right. This post truly made my day. You can not imagine just how much time I had spent for this information! Thanks!
Undeniably believe that which you said. Your favorite reason seemed to be on the internet the easiest thing to be aware of. I say to you, I certainly get annoyed while people think about worries that they just don’t know about. You managed to hit the nail upon the top and also defined out the whole thing without having side effect , people can take a signal. Will likely be back to get more. Thanks
Lovely site! I am loving it!! Will come back again. I am taking your feeds also
I would like to thnkx for the efforts you have put in writing this blog. I am hoping the same high-grade blog post from you in the upcoming as well. In fact your creative writing abilities has inspired me to get my own blog now. Really the blogging is spreading its wings quickly. Your write up is a good example of it.
Good write-up, I am normal visitor of one?¦s website, maintain up the nice operate, and It’s going to be a regular visitor for a lengthy time.
Bexarotene capsules contain bexarotene, a member of a subclass of retinoids that selectively activate retinoid X receptors RXRs priligy equivalent P24 Religiosity and cancer screening use in a national sample of older adults
Nice post. I learn something more challenging on different blogs everyday. It will always be stimulating to read content from other writers and practice a little something from their store. I’d prefer to use some with the content on my blog whether you don’t mind. Natually I’ll give you a link on your web blog. Thanks for sharing.
I like this web blog very much so much good info .
Great blog here! Also your site loads up very fast! What host are you using? Can I get your affiliate link to your host? I wish my website loaded up as quickly as yours lol
I used to be suggested this web site by way of my cousin. I’m not sure whether or not this post is written by means of him as no one else recognize such distinct about my difficulty. You are amazing! Thank you!
Very interesting subject, thankyou for putting up. “Nothing is more wretched than the mind of a man conscious of guilt.” by Titus Maccius Plautus.