Share

Dự án Đập Vành đai và Con đường của Trung Quốc gây hại sinh kế của hàng chục triệu người ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào

Theo một báo cáo mới được Tổ chức Theo dõi Nhân quyền công bố hôm 5/8, một con đập của Trung Quốc được xây dựng ở Đông Nam Á đã phá hủy nguồn thủy sản, đất nông nghiệp và môi trường tự nhiên.

Báo cáo của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), có trụ sở tại Hoa Kỳ, dài 137 trang, có tiêu đề: “Ngập nước: Các Hậu quả về Nhân quyền từ một Dự án Vành đai và Con đường của Trung Quốc ở Campuchia”.

Báo cáo trình bày những tác động đang diễn ra của đập thuỷ điện Hạ Sesan 2 đối với các cộng đồng địa phương, bao gồm thu nhập, sinh kế, đất đai và khả năng tiếp cận thực phẩm và nước của họ.

Các nhà nghiên cứu cho biết, dự án thủy điện Hạ Sesan 2 do Trung Quốc đầu tư xây dựng, trị giá 781 triệu USD, được thực hiện ở lưu vực sông Mekong của Campuchia. Để thực hiện dự án này, nhà cầm quyền Campuchia đã cưỡng chế người dân tái định cư và phải nhận khoản đền bù “không thỏa đáng”.

HRW nhận định rằng, chính phủ Campuchia và các lãnh đạo của công ty đầu tư không tham vấn đầy đủ với các cộng đồng bị ảnh hưởng trước khi khởi động dự án và bỏ qua đa số các ý kiến quan ngại của họ.

“Họ không hỏi chúng tôi muốn hay cần gì. Tất cả chúng tôi đều phản đối”, một người dân làng tái định cư tên Nhuy cho biết.

Gần 5.000 người Campuchia sống bằng nghề đánh cá và trồng trọt qua nhiều thế hệ giờ chỉ còn lại đất đá và nước không thể uống được.

Một báo cáo do Trung tâm Nguồn nhân quyền & Kinh doanh công bố cho thấy có ít nhất 679 cáo buộc về nhân quyền liên quan đến các doanh nghiệp Trung Quốc ở nước ngoài đã được báo cáo từ năm 2013 đến năm 2020.

Dự án ​​Vành đai và Con đường còn được gọi là Một vành đai, Một con đường (BRI) thuộc chương trình nghị sự “vươn ra ngoài” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), dưới danh nghĩa đầu tư xây dựng các dự án cơ sở hạ tầng nghìn tỷ USD ở các khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu.

Các chuyên gia nhận định Dự án này là một phương thức “ngoại giao bẫy nợ”. Nghĩa là ĐCSTQ thúc đẩy các khoản vay (đầu tư) để xây dựng dự án cơ sở hạ tầng ở các quốc gia trên khắp thế giới thông qua các giao dịch không rõ ràng, khiến các quốc gia nghèo phải lầm vào nợ nần nặng nề.

Tập đoàn Hoa Năng Trung Quốc, một công ty điện lực lớn thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc, đã xây và vận hành đập thuỷ điện Hạ Sesan 2. Các ngân hàng nhà nước Trung Quốc cung cấp phần lớn vốn đầu tư. Tính đến năm 2021, doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc Hoa Năng giữ quyền kiểm soát 51% cổ phần sở hữu của liên doanh.

Đập Hạ Sesan 2 là một trong những con đập lớn nhất châu Á, mục tiêu là sản xuất khoảng 1/6 nhu cầu điện hàng năm của Campuchia. Tuy nhiên, ước tính doanh thu từ thuế của dự án cho thấy sản lượng thực tế có thể thấp hơn một nửa so với kỳ vọng, theo báo cáo.

Quan ngại của người dân bị phớt lờ
Trong suốt khoảng thời gian từ năm 2011 đến khi con đập hoàn thành vào năm 2018, các thành viên cộng đồng Bản địa đã phản đối và viết nhiều lá thư gửi đến công ty và các quan chức chính quyền, kể cả đến Thủ tướng Hun Sen của Campuchia, nhưng giới chức nhất quyết bỏ qua các mối quan ngại của cộng đồng và từ chối thảo luận các giải pháp thay thế. Một số người phản đối đã bị dọa dẫm, thậm chí bị bắt giam, theo HRW.

Con đập nằm ngay thượng lưu đoạn giao thủy giữa sông Sesan và Srepok, hai chi lưu của sông Mekong. Đây là khu vực này cung cấp nguồn mưu sinh của các cộng đồng dân tộc thiểu số và Bản địa, những người từng sống quần cư và đa phần tự cấp tự túc nhờ ngư nghiệp, thu hoạch lâm sản và làm nông.

Tuy nhiên, dân làng được thông báo phải chấp nhận mức đền bù được đưa ra và di dời, để dự án được tiến hành.

“Chúng tôi không muốn chuyển đi vì chúng tôi đã xây nhà kiên cố. Chúng tôi có cây trái của mình như dừa, xoài và mọi thứ khác”, một người dân trong làng cho biết trong một cuộc phỏng vấn video năm 2009.

Con đập chặn đứng chu trình di chuyển của nhiều loài cá khi chúng đến mùa sinh sản, khiến các cánh đồng thủy sản không đón được cá. Cá từng chiếm tới 75% nguồn dinh dưỡng trong chế độ ăn của người Campuchia.

Một số người dân cho biết, giờ đây, số lượng cá họ bắt được bị giảm sút đáng kể, không quá 10 kg mỗi đêm, trong khi trước kia họ thường thu hoạch được 40 kg cá mỗi đêm. Cá bắt được cũng nhỏ hơn.

“Chúng tôi [giờ đây] không có phương thức sinh kế”, nông dân Thong Sa Morn nói với HRW, sau khi chuyển đến một ngôi làng mới.

“Các quan chức chính phủ và công ty [xây dựng] đã không nỗ lực đạt được ‘sự đồng thuận’ của những người Bản địa bị ảnh hưởng”, báo cáo nêu rõ, đề cập đến Tuyên bố của Liên hợp quốc về Quyền của Người bản địa.

HRW cho biết trong một thông cáo báo chí.

Các chuyên gia ngư nghiệp và sinh thái cảnh báo rằng con đập làm suy giảm sản lượng cá trên toàn hệ thống sông Mê Kông, là nguồn thực phẩm và thu nhập mà hàng chục triệu người ở Campuchia, Việt Nam, Thái Lan và Lào trông chờ vào.

NGUỒN: https://www.ntdvn.com/the-gioi/du-an-dap-vanh-dai-va-con-duong-cua-trung-quoc-huy-hoai-sinh-ke-cua-hang-chuc-trieu-nguoi-o-campuchia-viet-nam-thai-lan-va-lao-250355.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *