Việt Nam dần trở thành tiêu điểm ngoại giao của Mỹ – Nhật – Trung?
Ngày 29/7, cú chạm cùi chỏ đầy biểu tượng của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang đã mở ra cánh cửa hợp tác giữa hai nước. Không lâu sau, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris đến thăm Việt Nam, hai bên đang hướng ánh mắt đến những vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
Sau khi Hoa Kỳ rút quân khỏi Afghanistan thì vấn đề eo biển Đài Loan và Biển Đông đang nóng lên từng ngày. Mà Biển Đông lại liên quan mật thiết đến lợi ích an ninh quốc gia của Việt Nam.
Mới đây ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã đến thăm Việt Nam gần như cùng lúc với Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị. Ngoài vấn đề xuất khẩu thiết bị công nghệ quốc phòng, ông Kishi Nobuo nhấn mạnh tầm quan trọng của Đài Loan. Tại sao trong thời gian ngắn Việt Nam đón chuyến thăm của 3 cường quốc lớn là Mỹ – Nhật – Trung, tại sao ông Kishi Nobuo thăm Việt Nam lại nói nhiều về vấn đề Đài Loan, Việt Nam đóng vai trò chiến lược gì đối với an ninh khu vực và quốc tế?
Trong Viễn kiến khoái bình (Nhìn xa bình nhanh) đăng ngày 14/9, học giả Đường Tĩnh Viễn có nhận định như sau:
Ngày 11/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Kishi Nobuo đã đến thăm Hà Nội, Việt Nam gần như cùng lúc với Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị. Điều này tạo nên một bối cảnh hấp dẫn về chính trị quốc tế.
Cùng ngày, ông Kishi Nobuo đã có cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang, đồng thời hai bên đã ký một thỏa thuận cho phép xuất khẩu thiết bị và công nghệ quốc phòng do Nhật Bản sản xuất sang Việt Nam để thúc đẩy hợp tác. Mục tiêu của ông Kishi Nobuo thúc đẩy hợp tác hai nước Việt – Nhật trong việc cùng nhau chống lại áp lực quân sự của ĐCSTQ ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Điều đáng ý nữa là ông Kishi Nobuo còn có bài phát biểu ở Bộ Quốc phòng Việt Nam, trong đó nhấn mạnh rằng: Đài Loan nằm ở vị trí xung yếu, cho nên hoà bình và ổn định ở eo biển Đài Loan rất quan trọng đối với khu vực và quốc tế. Sau đó ông Kishi Nobuo còn bày tỏ: quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Nhật Bản và Việt Nam không chỉ là quan hệ hai nước, mà còn là cống hiến tích cực cho hoà bình, ổn định khu vực và quốc tế; đối với Nhật Bản mà nói, Việt Nam là một quốc gia quan trọng trong ‘cộng đồng vận mệnh chung của nhân loại’.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản thăm Việt Nam nhưng cả hai bên đều coi… eo biển Đài Loan như một trong những vấn đề cốt lõi của hợp tác quân sự song phương, hơn nữa đề xuất của Nhật Bản cũng được phía Việt Nam ủng hộ và công nhận. Đây là một điều rất bất thường. Bất thường ở chỗ nào?
Chúng ta biết rằng Việt Nam rất khó tham gia vào các vấn đề ở eo biển Đài Loan, nhưng nếu Đài Loan thất thủ, Biển Đông chắc chắn sẽ rơi vào tay ĐCSTQ, cho nên vấn đề Đài Loan liên quan chặt chẽ đến lợi ích an ninh quốc gia của Việt Nam.
Ngoài việc xuất khẩu vũ khí và trang thiết bị, Nhật Bản và Việt Nam còn có một thoả thuận rất quan trọng chính là: hai bên đồng ý hợp tác triển khai việc cho phép các tàu, bao gồm tàu của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản có thể neo đậu ở cảng Việt Nam.
‘Cảng neo đậu’ trong trường hợp này có thể nói là rất mẫn cảm. Tàu chiến Nhật Bản được neo đậu ở cảng nào?
Mọi người biết rằng Việt Nam có vịnh Cam Ranh được xem là ‘quân cảng số 1 châu Á’. Nếu nói Đài Loan là ‘người đứng gác’ sừng sững của chuỗi đảo thứ nhất kéo dài từ Nam Hàn đến Philippines, bao bọc lấy Biển Đông, sau đó mở ra cánh cửa đến Thái Bình Dương rộng lớn; thì Vịnh Cam Ranh được xem là con mắt quan sát, là cứ điểm quan trọng để bao quát Biển Đông.
Ngay cả Hoa Kỳ cũng cật lực tranh thủ có được quyền thuê mướn đối với Vịnh Cam Ranh. Nếu Lực lượng Phòng vệ Hàng hải của Nhật Bản có thể nhận được tiếp viện khi neo đậu ở Vịnh Cam Ranh, điều này tương đương với việc gia tăng đáng kể sức mạnh cho chuỗi đảo thứ nhất.
So với việc hợp tác hết sức ‘thực tại’ giữa Nhật Bản và Việt Nam, thì chuyến thăm của Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị lại khá ‘hư không’. Hư không ở chỗ nào?
Ngày 11/9, Bộ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ Vương Nghị gặp Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính. Ông Phạm Minh Chính đã nói minh xác rằng: Vấn đề Biển Đông đòi hỏi ĐCSTQ nên tuân thủ ‘sự đồng thuận cấp cao của cả hai bên’, phải ‘xử lý ổn thoả và khống chế những chia rẽ, duy trì môi trường ổn định và hoà bình trên biển’.
Tuyên bố trên rõ ràng mang tính ‘khuyên bảo’ hơn là ‘hữu hảo’. Chúng ta thấy Vương Nghị đã tránh trả lời trực tiếp, chỉ trả lời chung chung rằng: Các chuyến thăm cấp cao giữa hai bên sẽ tiếp tục, hợp tác kinh tế sẽ được tăng cường trong tương lai v.v.
Từ những động thái gần đây cho thấy cả Hoa Kỳ và Nhật Bản đều rất coi trọng Việt Nam bởi vì nơi đây có vị trí địa chiến lược quan trọng.
Nhật Bản đã có những động thái đi trước, muốn hợp tác với Việt Nam để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Người Nhật có một đặc điểm, hễ họ đã quyết định làm gì thì sẽ làm đến cùng, cho nên với quyết tâm như vậy, ĐCSTQ khó lòng một mình thao túng Biển Đông và Biển Hoa Đông. Tình hình Biển Đông chắc chắn sẽ còn đáng để phân tích trong tương lai.
nguồn: https://www.dkn.tv/the-gioi/viet-nam-dan-tro-thanh-tieu-diem-ngoai-giao-cua-my-nhat-trung.html
Hello, you used to write great, but the last few posts have been kinda boringK I miss your super writings. Past few posts are just a bit out of track! come on!
Wow, incredible blog layout! How long have you been blogging for? you make blogging look easy. The overall look of your web site is magnificent, as well as the content!