Tập Cận Bình kết thúc con đường mở cửa của Đặng Tiểu Bình
Bộ Chính trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã quyết định sẽ tổ chức Phiên họp toàn thể lần 6 khóa 19 vào tháng 11. Chương trình nghị sự chính ngoài báo cáo công việc của Bộ Chính trị còn có “tổng kết toàn diện những thành tựu và kinh nghiệm lịch sử trọng đại qua 100 năm đấu tranh của Đảng”.
Giới quan sát có xu thế cho rằng khả năng nghị quyết này là nghị quyết lịch sử quan trọng thứ ba kể từ khi ĐCSTQ được thành lập. Nghị quyết lịch sử đầu tiên được xây dựng vào năm 1941 dưới chủ trì của Mao Trạch Đông, tổng kết con đường đấu tranh của ĐCSTQ kể từ khi thành lập, trong đó cũng nhìn lại các sai lầm của Trần Độc Tú (Chen Duxiu), Lý Lập San (Li Lisan), và Vương Minh (Wang Ming). Nghị quyết lịch sử thứ hai được xây dựng năm 1981 do Đặng Tiểu Bình chủ trì, chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm và bài học của các phong trào chính trị kể từ khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong đó quan trọng nhất là đánh giá về Cách mạng Văn hóa và con đường của Mao Trạch Đông.
Tại sao hiện nay là lúc đưa ra nghị quyết lịch sử thứ ba? Điều quan trọng nhất là trong 10 năm cầm quyền của Tập Cận Bình là giai đoạn kết liễu đường lối cải cách mở cửa của ĐCSTQ, kết thúc hai phương châm của Đặng Tiểu Bình là “dò đá qua sông” và “dù mèo trắng hay mèo đen cứ bắt được chuột là mèo tốt”. ĐCSTQ không còn xu thế bành trướng hướng ngoại, giờ đây là lúc thoái trào xu thế kinh tế thị trường thay vào là kinh tế Nhà nước chủ đạo, còn ngoại giao đối mặt với tình thế khó khăn lớn nhất trong lịch sử khiến đóng cửa đất nước trở thành lựa chọn duy nhất. Để thích ứng với nhu cầu của tình hình mới này, cách duy nhất là chấm dứt hoàn toàn chính sách mở cửa của Đặng Tiểu Bình và quay trở lại con đường ban đầu đấu tranh cách mạng của ĐCSTQ.
Trước đó với chính sách “ẩn mình chờ thời” mở cửa với thế giới bên ngoài, muốn nền kinh tế cởi mở thì phải tạo ra môi trường văn hóa chính trị cởi mở để thu hút vốn nước ngoài và phát triển kinh tế tư nhân. Khi cánh cửa đang đóng được mở ra thì chính trị, kinh tế và văn hóa phương Tây tràn vào trái với hệ tư tưởng của ĐCSTQ, dù họ nỗ lực can thiệp và cản trở nhưng hệ tư tưởng phương Tây vẫn làm lung lay nền tảng của họ.
Khi tình hình trong và ngoài nước êm đẹp thì mức tự tin của giới chức ĐCSTQ tăng gấp bội, vì vậy mà những vấn đề không tương thích ở mức nào đó vẫn có thể được chấp nhận, nhưng khi tình hình hoàn toàn đảo ngược và trở nên tồi tệ thì những vấn đề khó chịu đó sẽ trở thành nỗi đau và bị định vị thành nguy cơ cho uy quyền toàn trị của ĐCSTQ.
Trong nửa năm qua, việc Tập Cận Bình vội thanh trừng các doanh nghiệp tư nhân cho thấy tình hình đã đến mức nguy kịch. Áp lực ngoại giao ngày càng gia tăng, còn nội bộ chính trị bên trong rối ren, khó khăn bao vây, dù ĐCSTQ vội loại bỏ những đe dọa tiềm ẩn nhưng nguy cơ vẫn cận kề là dễ thấy. Trước những tin xấu về mọi mặt khiến họ xác định nhiệm vụ cấp bách là phải chấm dứt đường lối của Đặng Tiểu Bình để quay lại đường lối bế quan tỏa cảng.
Để thống nhất tư duy của toàn Đảng toàn dân, phải phủ định hoàn toàn đường lối của Đặng Tiểu Bình nhằm tránh để cán bộ và quần chúng còn ảo tưởng không thực tế về đường lối tương lai, vì vậy nghị quyết lịch sử mới lần này là nhiệm vụ cấp bách.
Tư tưởng chủ đạo của Tập Cận Bình về lịch sử ĐCSTQ theo xu thế “không thể căn cứ vào 30 năm trước để phủ nhận 30 năm sau, cũng không thể căn cứ vào 30 năm sau để phủ nhận 30 năm trước”. Nói cách khác là nên hoàn toàn khẳng định lịch sử ĐCSTQ, những sai lầm trong 30 năm trước suy cho cùng là “bước đi thăm dò khó khăn”, còn lịch sử 30 năm tiếp theo với những thành quả kinh tế sẽ luôn là vĩ đại, vinh quang và đúng đắn.
Đường lối của Đặng Tiểu Bình là “ẩn mình chờ thời”, nhưng bây giờ đất nước đã hùng mạnh thì phải quay lại lý tưởng ban đầu của ĐCSTQ là thực hiện chủ nghĩa cộng sản. Tập Cận Bình là hình mẫu điển hình của con người cộng sản độc tài toàn trị, bất kể ông ta có thực sự tin không, nhưng vấn đề quan trọng là lợi ích của giới quyền quý ĐCSTQ chỉ có thể được duy trì bảo đảm với luận điệu vĩ đại vinh quang của chủ nghĩa cộng sản.
Nghị quyết lịch sử thứ ba của ĐCSTQ sẽ theo xu thế phủ định ngược lại nghị quyết của Đặng Tiểu Bình đã từng phủ định lịch sử của ĐCSTQ khi thành lập, vì chỉ bằng cách phủ định những gì mà nghị quyết Đặng Tiểu Bình trước đó đã phủ định thì mới có thể trở thành khẳng định [tính đúng đắn] đối với chính sách cải cách và mở cửa trước đó, như vậy mới có thể đảm bảo kết luận “lịch sử của ĐCSTQ luôn đúng đắn”.
Nghị quyết này cũng sẽ tiến hành xem xét toàn diện đường lối của Đặng Tiểu Bình, sẽ có khẳng định tích cực ở mức độ nhất định của kinh tế thị trường, nhưng phải quay trở lại ý định ban đầu của ĐCSTQ là sở hữu công đối với tư liệu sản xuất, và theo đó hệ tư tưởng phương Tây sẽ hoàn toàn bị phong tỏa và thay thế bằng văn hóa chính trị độc tài toàn trị, sẽ từng bước dần thanh trừng doanh nghiệp tư nhân thay vào kinh tế Nhà nước dưới lãnh đạo của Đảng. Tóm lại, nghị quyết lịch sử này cần xây dựng nên cơ sở lý thuyết cho chính sách phong bế của Tập Cận Bình, vẽ ra bức tranh cho tương lai Trung Quốc theo con đường đẩy mạnh toàn trị.
ĐCSTQ đang phải đối mặt tình cảnh khó khăn chưa từng thấy, còn khó khăn hơn cả thực tế đổ nát sau thời Cách mạng Văn hóa, hồi đó dù tình hình tồi tệ nhưng vẫn có chỗ cho xu thế khác biệt và cũng có mối quan hệ tốt với các nước phương Tây…. Ngày nay ĐCSTQ xung đột với toàn thế giới, hướng theo xu thế chia tách, trong khi các vấn đề nội bộ đã tích tụ dồn nén đến mức không thể thoát khỏi, cái gọi là quay lại lý tưởng ban đầu [xây dựng chủ nghĩa xã hội] đưa đất nước bế quan sẽ khiến mức sống xã hội Trung Quốc ngày càng lao dốc, hệ quả phải thắt chặt chế độ kiểm soát chính trị để duy trì bảo vệ chính quyền.
Trong tình cảnh vận mệnh chính trị nguy nan thì càng cần thiết phải tuyên truyền sự vĩ đại của Đảng, vì vậy phải đưa ra quyết định làm mới lại lịch sử. Hầu hết những người trẻ ngày nay không biết gì về lịch sử đương đại Trung Quốc, chỉ cần một chương trình tẩy não mới được đưa ra là hầu hết những người trẻ tuổi và trung niên đều có thể dễ dàng nhượng bộ. Còn đối với những người trung niên và cao tuổi đã trải qua biến cố Thiên An Môn ngày 4/6/1989, Cách mạng Văn hóa, Nạn đói lớn, và Đại nhảy vọt, họ căn bản không còn sức lực để phản kháng. Với việc tuyên truyền sự vĩ đại của Đảng để kích động “lòng yêu nước” cực đoan, ĐCSTQ sẽ đưa nghị quyết lịch sử này trở thành giá trị không thể thay thế.
Từ những yếu tố: một là đề cao sự vĩ đại của ĐCSTQ, hai là thống nhất những tư tưởng khác biệt, ba là kiểm soát những đòi hỏi không biết an phận, bốn là dùng bạo lực để uy hiếp, hiện nay trọng tâm cầm quyền của Tập Cận Bình có thể tóm gọn như sau: tồn tại trước cái đã!
nguồn: https://trithucvn.org/trung-quoc/tap-can-binh-ket-thuc-con-duong-mo-cua-cua-dang-tieu-binh.html
Приобретение диплома ПТУ с сокращенной программой обучения в Москве