Share

Taliban đưa ra quy định đầu tiên với nữ sinh Afghanistan sau khi lên nắm quyền

Gần một tháng sau khi giành quyền kiểm soát Kabul, lực lượng Taliban đã đưa ra quy định đầu tiên đối với nữ sinh Afghanistan. Theo đó, nữ sinh phải mặc áo choàng abaya và đeo khăn niqab, không được học chung với nam giới và chỉ được giáo viên nữ giảng dạy.

Theo báo cáo của AFP vào ngày 5/9, Taliban, lực lượng nổi dậy giành lại chính quyền Afghanistan, đã ban hành quy định mới đối với các trường cao đẳng và đại học tư thục ở Afghanistan, trong đó yêu cầu các nữ sinh phải mặc áo choàng abaya và đội niqab. Quy định mới được ban hành trong bối cảnh các trường đại học tư nhân sẽ khai giảng ngày 6/9.

Quy định mới được Taliban ban hành vào tối ngày 4/9 không bắt buộc phụ nữ phải mặc burqa, một loại áo phủ kín người có phần vải trùm lên đầu cùng một tấm lưới che mắt. Tuy vậy, yêu cầu đội niqab cũng buộc phụ nữ phải che kín mặt, chỉ để hở đôi mắt.

Bên cạnh đó, quy định cũng yêu cầu học sinh nữ chỉ được giáo viên nữ hoặc những giáo viên nam lớn tuổi giảng dạy. “Các trường đại học phải tuyển dụng giáo viên nữ cho học sinh nữ. Nếu không thể thuê giáo viên nữ, các trường nên cố gắng tìm những giáo viên nam lớn tuổi có đạo đức tốt”, văn bản nêu rõ.

Quy định mới do Cơ quan Giáo dục Taliban ban hành lần này áp dụng cho các trường đại học và cao đẳng tư nhân bắt đầu từ ngày 6/9. Kể từ khi Taliban bị lật đổ vào năm 2001, các trường đại học và cao đẳng tư nhân ở Afghanistan đã phát triển mạnh mẽ.

Văn bản cũng yêu cầu nam giới và nữ giới không được ngồi chung, nghĩa là họ sẽ phải học trong các lớp riêng biệt hoặc cùng lớp nhưng phải có rèm ngăn cách, sử dụng lối đi riêng biệt. Ngoài việc phải học riêng, học sinh nữ cũng phải kết thúc buổi học sớm hơn nam giới 5 phút để hai bên không tiếp xúc với nhau khi tan trường. Sau đó, học sinh nữ phải ở trong phòng chờ đến khi nam giới đã rời khỏi tòa nhà.

Bình luận về các quy định trên, một giáo sư đại học giấu tên cho rằng sẽ rất khó để thực hiện: “Thực tế thì rất khó thực hiện như kế hoạch bởi chúng tôi không có đủ giáo viên nữ và phòng học để tách học sinh nữ ra, nhưng việc họ cho phép nữ sinh đến trường là một bước tiến tích cực”.

Những quy định trên một lần nữa dấy lên những lo ngại về tương lai của phụ nữ và trẻ em gái ở Afghanistan khi Taliban trở lại nắm quyền. Trong thời kỳ Taliban nắm quyền trước đây, trẻ em gái và phụ nữ hầu như không được tham gia vào môi trường giáo dục vì các quy định yêu cầu phải chia lớp theo giới tính người học cũng như quy định buộc nữ giới phải đi cùng với một người thân là nam giới bất cứ khi nào họ rời khỏi nhà. Thêm vào đó, các trường học dành cho nữ sinh cũng đã bị đóng cửa.

Trước khi Taliban trở lại nắm quyền, phụ nữ ở Afghanistan đã được tham gia nghiên cứu cùng với nam giới và tham dự các cuộc hội thảo với các giáo sư nam. Chính lịch sử quản lý cực đoan nói trên của Taliban đã khiến nhiều người tỏ ra lo sợ về tương lai của Afghanistan trong thời gian tới, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái, dù lực lượng này đã thể hiện giọng điệu hòa giải.

AFP cũng dẫn lời người phát ngôn Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric vào ngày 5/9 rằng, trong một cuộc họp với Phó Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc phụ trách vấn đề nhân đạo Martin Griffiths tại Thủ đô Kabul, Taliban đã cam kết đảm bảo an toàn cho nhân viên cứu trợ nhân đạo và tiếp cận nhân đạo tới những người cần, cũng như bảo đảm nhân viên cứu trợ nhân đạo, cả nam và nữ, được tự do đi lại.

Tại cuộc họp, Martin Griffiths khẳng định cộng đồng nhân đạo cam kết sẽ hỗ trợ nhân đạo vô tư và độc lập cho Afghanistan. Ông cũng kêu gọi tất cả các bên bảo đảm quyền lợi và an toàn cho phụ nữ, cả những người hỗ trợ nhân đạo và dân thường ở Afghanistan.

Theo một tuyên bố trên mạng xã hội Twitter của người phát ngôn Taliban Suhail Shaheen, phái đoàn của lực lượng này do đồng sáng lập phong trào Mullah Abdul Ghani Baradar đứng đầu đã cảm ơn LHQ vì cam kết tiếp tục hỗ trợ nhân đạo cho người dân Afghanistan, đồng thời khẳng định sẽ hợp tác và cung cấp những cơ sở cần thiết.

Liên Hợp Quốc cho biết, Afghanistan đã rơi vào khủng hoảng nhân đạo, ước tính một nửa trong số 18 triệu người của đất nước sẽ bị ảnh hưởng.

Theo AFP, trước khi Taliban lật đổ chính phủ Afghanistan do các nước phương Tây hậu thuẫn vào ngày 15/8, Afghanistan đã phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài và khoảng 40% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) là từ các quỹ nước ngoài. Mặc dù Taliban đã cam kết thực hiện nhiều thay đổi so với thời kỳ đầu lực lượng này cầm quyền, nhưng Liên Hợp Quốc và nhiều nhóm cứu hộ vẫn lo lắng về tương lai của sứ mệnh giải cứu Afghanistan.

nguồn: https://tinhhoa.net/taliban-dua-ra-quy-dinh-dau-tien-voi-nu-sinh-afghanistan-sau-khi-len-nam-quyen.html

You may also like...

4 Responses

  1. zoritoler imol viết:

    I got what you intend, thankyou for putting up.Woh I am pleased to find this website through google. “Don’t be afraid of opposition. Remember, a kite rises against not with the wind.” by Hamilton Mabie.

  2. Waltersteda viết:

    additional reading
    [url=https://fillersmarket.com/product/metoo-fill-volume/]Metoo Fill Volume[/url]

  3. Rob Dermer viết:

    We are a group of volunteers and starting a new scheme in our community. Your website provided us with valuable info to work on. You have done a formidable job and our whole community will be grateful to you.

  4. Can I just say what a relief to find someone who actually knows what theyre talking about on the internet. You definitely know how to bring an issue to light and make it important. More people need to read this and understand this side of the story. I cant believe youre not more popular because you definitely have the gift.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *