Share

140.000 người Pháp biểu tình phản đối hộ chiếu vaccine COVID-19

Hàng nghìn công dân đã biểu tình tại Pháp, châu Âu, Úc và Canada trong nhiều tuần liên tiếp, nhằm phản đối hệ thống hộ chiếu vaccine COVID-19 bắt buộc – một hình thức khác của việc giám sát xã hội và tước đoạt tự do, theo nhiều chuyên gia.

Hàng nghìn công dân Pháp đã biểu tình tại một số thành phố vào ngày thứ Bảy trong 8 tuần liên tiếp, tiếp tục phản đối hệ thống hộ chiếu vaccine COVID-19 của chính phủ nước này. Chính phủ Pháp đặt ra yêu cầu phải xuất trình hộ chiếu vaccine đối với người dân Pháp để họ có thể đi vào hầu hết các khu vực công cộng, bao gồm sân vận động, quán cà phê, nhà hàng và phòng tập thể dục.

Vài tuần trước, Quốc hội Pháp đã cho thông qua loại thẻ thông hành y tế này. Tấm thẻ này yêu cầu một cá nhân phải được tiêm chủng, xét nghiệm âm tính với virus Corona Vũ Hán gần đây hoặc chứng minh họ đã hoàn toàn bình phục khỏi căn bệnh COVID-19. Một luật khác của Pháp dự kiến ​​có hiệu lực trong tháng này sẽ yêu cầu tất cả nhân viên y tế nước này phải tiêm vaccine.

Bộ Nội vụ Pháp xác nhận với các hãng tin vào cuối tuần rằng, khoảng 140.000 người đã tham gia biểu tình vào cuối tuần qua. Một tuần trước, khoảng 170.000 người đã tham gia các cuộc biểu tình.

Một số phương tiện truyền thông đã mô tả các cuộc biểu tình hàng loạt là phong trào “chống lại vaccine”. Tuy nhiên, nhiều khẩu hiệu và biển báo do những người biểu tình sử dụng có nội dung phản đối các quy định bắt buộc tiêm vaccine và yêu cầu hộ chiếu thông hành, chứ không phải phản đối bản thân loại vaccine ngừa COVID-19. Trong cuộc biểu tình hôm 4/8, nhiều người biểu tình đã hô vang khẩu hiệu “liberté” – có nghĩa là “tự do” trong tiếng Pháp.

Theo báo Local Media, người đứng đầu phong trào “Những người yêu nước” của Pháp là ông Florian Philippot cho biết: “Chúng tôi đang tẩy chay thẻ y tế này… Cuối cùng, tấm thẻ y tế này sẽ rớt đài”. Ông cũng hứa sẽ tổ chức một cuộc “tổng đình công” trong thời gian không xác định.

Theo một bản dịch từ bài báo của Ouest France, một phụ nữ đã nói với hãng tin này rằng: “Chúng tôi sẽ luôn nói ‘không’ với tấm thẻ y tế. Chúng tôi không phải cừu. Nói không với phân biệt đối xử, nói không với bắt nạt. Tự do”.

Một tấm biển tại một cuộc biểu tình ở Paris có nội dung: “Tôi sẽ không khuất phục trước sự khủng bố về y tế”.

Theo luật hộ chiếu vaccine hiện hành của Pháp, chỉ người lớn mới đủ điều kiện nhận thẻ. Tuy nhiên, điều này sẽ sớm thay đổi vì tất cả trẻ em Pháp từ 12 tuổi trở lên sẽ được phép tiêm chủng vào ngày 30/9.

Các dạng hộ chiếu vaccine tương tự đã được giới thiệu ở các quốc gia châu Âu khác, bao gồm Ý, Thụy Sĩ, Đức và những nước khác, đồng thời cũng thu hút nhiều cuộc biểu tình phản đối. Vào cuối tuần qua, các cuộc biểu tình đã nổ ra trên khắp Canada để phản đối yêu cầu cấp hộ chiếu vaccine gần đây của nước này.

Tại Toronto, giáo sư đã nghỉ hưu David McLelland từng giảng dạy tại Đại học Toronto nhận định, những người biểu tình là “một liên minh bảo vệ quyền tự do của con người”, được thống nhất bởi sự phản đối của họ đối với các biện pháp phong tỏa vì COVID-19 và những hạn chế đối với quyền tự do.

Trao đổi với hãng tin The Epoch Times hôm 4/9, giáo sư McLelland nói: “Tôi tin rằng, lý do của [hộ chiếu vaccine] chỉ đơn giản là để đề ra một trạng thái giám sát và kiểm soát xã hội nhiều hơn — để giới thiệu một xã hội giám sát hoặc giao thức giám sát để chính phủ luôn biết bạn ở đâu”.

Ông nói thêm: “Đã có nhiều cuộc biểu tình chống lại hộ chiếu vaccine liên tục ở các thị trấn trên khắp châu Âu, nhưng hầu như không có sự đưa tin từ các phương tiện truyền thông chính thống. Bạn cũng thấy điều tương tự đang diễn ra ở Úc, nhưng về cơ bản họ bị gọi là côn đồ và bạo động”.

Hàng nghìn người biểu tình đã tuần hành ở Vancouver, British Columbia, để phản đối hộ chiếu vaccine. Tuần trước, một đám đông lớn đã tập trung tại Bệnh viện Đa khoa Vancouver để phản đối yêu cầu bắt buộc tiêm vaccine.

nguồn: https://www.ntdvn.com/the-gioi/140000-nguoi-phap-phan-doi-ho-chieu-vaccine-covid-19-243698.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *