Share

Tiết lộ từ cô dâu IS về mạng lưới đứng sau vụ đánh bom sân bay Kabul

Câu chuyện của các cô gái được tuyển làm vợ cho các chiến binh IS đã hé lộ phần nào về cuộc sống ít ai biết, cũng như mạng lưới đứng sau vụ đánh bom sân bay Kabul.

Vào năm 2017, một nhóm các chiến binh Arab cấp cao đã từ Syria đến Afghanistan, nhằm củng cố mối quan hệ với các phần tử của Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở hai khu vực.

Họ đến một ngôi làng quốc tế, nơi sinh sống của các gia đình thánh chiến, từ cặp vợ chồng người Đức đến các gia đình người Pháp, Nga, Duy Ngô Nhĩ và các gia đình Trung Á, theo lời kể hiếm hoi của một nữ thành viên đang ở Uzbekistan.

Cô đã dành gần 8 năm làm vợ của một chiến binh ở tỉnh Nangarhar, trong mạng lưới các nhóm thánh chiến quốc tế bám rễ ở miền Đông và miền Bắc Afghanistan. Họ được gọi là Nhà nước Hồi giáo tỉnh Khorasan (ISKP) hay ISIS-K.

Đây là là nhóm đứng sau vụ đánh bom tại sân bay Kabul trong những ngày rút quân cuối cùng của phương Tây, khiến ít nhất 182 người thiệt mạng, trong đó có 13 lính Mỹ.

Người phụ nữ giấu tên này đã trả lời phỏng vấn từ Uzbekistan sau khi được chính phủ cho hồi hương theo chương trình chống chủ nghĩa cực đoan vào mùa hè năm 2019.

Cô và những người khác, bao gồm một người chuyên chiêu mộ trực tuyến cô dâu nước ngoài cho các chiến binh, đã hé lộ những thông tin hiếm hoi về tổ chức bí mật gồm hàng nghìn người này.

Mối đe dọa tiềm ẩn

Việc duy trì liên kết với các nhóm khủng bố ở nước ngoài với các chiến binh cứng rắn đi theo 2 hướng: Cho phép các nhóm khủng bố quốc tế lôi kéo để chiêu mộ và giúp đào tạo, định hình các phong trào ở nơi xa xôi khác.

Một số cựu binh Afghanistan đã có hàng chục năm kinh nghiệm chiến đấu trong các nhóm thánh chiến quốc tế. Trong những năm đầu IS trỗi dậy ở Syria và Iraq, các chiến binh Tajik và người Uzbekistan đóng vai trò quan trọng trong việc huấn luyện.

Một thành viên đến từ quốc gia Trung Á đang lẩn trốn cho biết: “Nhiều người phụ trách những chiếc xe liều chết đã từng có kinh nghiệm về Afghanistan”.

Một video tuyên truyền dài nửa giờ được phát vào năm 2015 có cảnh một người Uzbekistan tự hào về những năm tháng của anh ta ở Afghanistan trước khi anh ta đến Syria qua Iran.

Cuộc tấn công tàn bạo của họ vào sân bay Kabul ngày 28/8 là một lời nhắc nhở về khả năng mà nhóm có thể làm và nhắm mục tiêu vào dân thường.

Và khi Taliban kiểm soát Afghanistan, họ là đại diện cho mối đe dọa khủng bố tiềm tàng lớn nhất từ bên trong đất nước.

Các cuộc phỏng vấn với những người vợ cũ của các phần tử ISKP cho biết các mục tiêu quốc tế và sự liên kết mạng lưới quốc tế với các nhóm thánh chiến khác nhằm truyền cảm hứng, chiêu mộ và hỗ trợ kỹ thuật.

Theo các nguồn tin từ Pakistan, nhiều năm chiến đấu với Taliban đã khiến nhóm này giảm xuống còn dưới 2.000 người. Người phụ nữ chuyên tuyển cô dâu thánh chiến thừa nhận rằng nhóm đã mất hầu hết thành trì của mình vài tháng trước.

“Bây giờ Luật Sharia không được áp dụng ở Khorasan – nơi chúng tôi ở, vì vậy chúng tôi đang sống ở darul kufr (vùng đất của những người ngoại đạo), ẩn náu khỏi kuffar”, cô nói, sử dụng một thuật ngữ chỉ những người không theo đạo Hồi.

Việc chiêu mộ vẫn tiếp tục mặc dù nhóm đang suy giảm sức mạnh. Và khi chính phủ phương Tây lo lắng về việc Afghanistan trở thành điểm nóng cho một mối đe dọa khủng bố quốc tế mới, thì Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng là mối quan tâm hàng đầu.

Vào tháng 7, Tajikistan đã hồi hương khoảng 200 chiến binh IS và 80 phụ nữ IS, những người đang bị giam giữ trong các nhà tù của Afghanistan sau khi đầu hàng quân chính phủ Afghanistan. Nhưng họ vẫn tin rằng có hơn 1.300 người đàn ông Tajik đang chiến đấu với các nhóm khác Taliban, ở miền Bắc Afghanistan.

Nếu Taliban tập trung thống trị Afghanistan, IS sẽ tìm thấy khoảng trống để tập hợp lực lượng, thúc đẩy việc chiêu mộ. IS đã đưa ra tuyên bố về kế hoạch đe dọa Taliban cũng như các mục tiêu quốc tế.

Chạy trốn là chết

Với Afghanistan, IS không chỉ là nhằm chiêu mộ mà còn là tấn công.

Vào năm 2016, nhóm này đã thiết lập một đài phát thanh trên tàu với Tajikistan để tuyên truyền, và chỉ bị hạ gục bởi một cuộc không kích của Nga.

Năm ngoái, các chiến binh thánh chiến xem xét kế hoạch đánh bom một cây thông Noel ở thủ đô Dushanbe của Tajikistan.

Rustan Azizi, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Hồi giáo từng làm việc cho tổng thống Tajikistan, lo ngại rằng IS có thể cắt thỏa thuận với Taliban cho phép họ tự do kiểm soát biên giới phía bắc và tiếp cận Tajikistan.

Gần đây, sự gia tăng các phần tử ở Tajikistan đã được ghi nhận, với các thông điệp đe dọa cho sự trở lại.

Những phụ nữ trốn thoát khỏi IS mô tả đó là một tổ chức bí mật, sở hữu nhiều tiền mặt, đang tập trung thu hút nhiều thành viên nước ngoài và chuẩn bị kế hoạch tập hợp lực lượng dài hạn, tìm cách cùng tồn tại với chính phủ mới của Taliban.

Các phần tử quốc tế trải rộng khắp đất nước, từ xa biên giới phía Đông, nơi được coi là thành trì của nhóm.

Một phụ nữ khác hồi hương về Uzbekistan vào năm 2019, đã sống cùng các chiến binh và phụ nữ đến từ Pháp, Saudi Arabia, Indonesia trước khi bị giam 6 tháng trong nhà tù của Taliban.

Một trong số những người Pháp có uy tín lên tiếng loại bỏ cô ấy khỏi cộng đồng. Nhưng những đứa con của cô ấy không được đi theo mẹ. Quân lính Afghanistan đã phớt lờ cô và bỏ mặc chúng.

Người châu Âu được coi là những thành viên đặc biệt có uy tín, trong một hệ thống phân cấp với mức sống cao trong các nhóm khác nhau.

Mối liên hệ với các thành viên IS ở Syria đã tồn tại lâu dài. Trong kỳ nghỉ lễ Eid gần đây, những phụ nữ IS trong trại al-Hol của Syria đã khoe trên mạng xã hội về những con cừu được “phụ nữ Khorasan” mua cho họ.

Trong thời gian chiêu mộ, họ được một người đàn ông Afghanistan chu cấp chi phí cơ bản, chỉ 40 USD/tháng và thêm 20 USD cho mỗi đứa bé.

Đối với phụ nữ, đó không phải là một cuộc sống thoải mái. Một số tân binh Nga là trí thức, ca sĩ và bác sĩ, đều phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt ở làng quê nghèo nàn và bẩn thỉu. Hoạt động giải trí duy nhất của họ là đến nhà nhau và nấu ăn.

Việc đi lại rất dễ dàng với họ vì có nhiều người Afghanistan ở vùng nông thôn không có giấy tờ tùy thân và có cả một con đường buôn lậu qua Iran. Người phụ nữ Uzbekistan chia sẻ: “Bạn đến đó và nói rằng bạn là người Afghanistan, họ sẽ ghi lại tên và bạn được phép đi”.

Có lúc cô và chồng đã tính đến chuyện trốn thoát, nhưng kế hoạch của họ đã bị nghe lén và bị cảnh báo sự trừng phạt nghiêm khắc. Cô kể rằng: “Đã có 2 người phụ nữ Tajik đã bị bắn vì lên kế hoạch bỏ chạy. Họ bị trên sông và vứt xuống nước. Tất cả phụ nữ bị bắt buộc xem”.

nguồn: https://baomoi.com/tiet-lo-tu-co-dau-is-ve-mang-luoi-dung-sau-vu-danh-bom-san-bay-kabul/c/40127959.epi

You may also like...

5 Responses

  1. zoritoler imol viết:

    WONDERFUL Post.thanks for share..more wait .. …

  2. Enjoyed looking through this, very good stuff, thanks. “Shared joys make a friend, not shared sufferings.” by Friedrich Wilhelm Nietzsche.

  3. I got good info from your blog

  4. Your place is valueble for me. Thanks!…

  5. As I website owner I think the written content here is very great, thanks for your efforts.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *