Share

Cựu ủy viên Hoa Kỳ: Trung Quốc hình thành ‘Trục liên minh mới’ với Pakistan và Taliban

Theo ông Johnnie Moore, cựu ủy viên Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế (USCIRF) của Hoa Kỳ, Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã tạo ra một liên minh mới để thách thức Hoa Kỳ và nền dân chủ phương Tây.

Họ đang tạo ra một trục liên minh mới chống lại trật tự dân chủ phương Tây”, ông Moore nói, đề cập đến liên minh của Trung Quốc, Pakistan và Taliban, trong một cuộc phỏng vấn gần đây với chương trình “American Thought Leaders” của The Epoch Times. Ông gọi liên minh này là một “thảm họa địa chính trị”.

Trong những tháng gần đây, Trung Quốc đã công khai hậu thuẫn Taliban. Vào tháng 6, tại một cuộc họp với những người đồng cấp từ Pakistan và Afghanistan, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố sẽ “đưa Taliban trở lại chính trường”. Một tháng sau, ông Vương tiếp đón một phái đoàn Taliban do thủ lĩnh Mullah Abdul Ghani Baradar dẫn đầu tại Thiên Tân, Trung Quốc.

Sau khi Taliban nhanh chóng chiếm giữ Kabul vào giữa tháng 8, ĐCSTQ nhanh chóng hoan nghênh sự trỗi dậy của Taliban tại quốc gia bị chiến tranh tàn phá, mặc dù chính quyền Trung Quốc vẫn chưa chính thức công nhận nhóm khủng bố này.

Taliban cũng coi ĐCSTQ là một đồng minh quan trọng. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với tờ báo Ý la Repubblica, người phát ngôn của Taliban, Zabiullah Mujahid đã ca ngợi Bắc Kinh là “đối tác chính” và là “cửa ngõ vào các thị trường trên thế giới”.

Ông Moore cho biết, có ba lý do khiến Bắc Kinh coi trọng mối quan hệ đối tác với Taliban. Thứ nhất, Bắc Kinh muốn khai thác đất hiếm và các khoáng sản khác của Afghanistan, ước tính trị giá lên tới 3 nghìn tỷ đô la.

Đất hiếm là 17 nguyên tố trong bảng tuần hoàn quan trọng trong nhiều ngành công nghiệp bao gồm điện tử tiêu dùng, quốc phòng và công nghệ xanh. Hiện tại, Trung Quốc kiểm soát khoảng 80% nguồn cung đất hiếm toàn cầu và trước đó đã cắt xuất khẩu của mình như một chiến thuật trả đũa chống lại các nước khác.

Ngoài ra,thep ông Moore, Bắc Kinh muốn kiểm soát việc di chuyển qua biên giới chung giữa Trung Quốc và Afghanistan.

Khu vực Tân Cương xa xôi phía tây của Trung Quốc và Afghanistan có chung đường biên giới dài hơn 70 km. Chính quyền Trung Quốc lo ngại rằng các tay súng Duy Ngô Nhĩ có thể vượt biên để tiến hành các cuộc tấn công ở Tân Cương, nơi Bắc Kinh đang giam giữ hơn 1 triệu người Duy Ngô Nhĩ và các dân tộc thiểu số khác.

Ông Moore nói, điều quan trọng nhất, Bắc Kinh muốn “khai thác tình hình hiện tại để làm giảm uy tín của Hoa Kỳ”.

Bắc Kinh đã sử dụng cuộc rút lui hỗn loạn của Hoa Kỳ khỏi Afghanistan để thúc đẩy chiến dịch tuyên truyền của mình rằng Hoa Kỳ không phải là đối tác đáng tin cậy. Gần đây nhất, vào ngày 3/9, tờ Trung Hoa Nhật báo đăng một bài báo chỉ trích nền dân chủ của Hoa Kỳ. Nó lập luận rằng khi Hoa Kỳ “xuất khẩu mô hình dân chủ” của mình để mang lại “thảm họa cho các quốc gia liên quan”.

‘Chủ nghĩa thực dân mới’ của ĐCSTQ

Ông Moore nói: “Mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Taliban là ví dụ mới nhất về chủ nghĩa thực dân mới và chính sách đối ngoại thăm dò của ĐCSTQ ở Bắc Kinh, nhằm lợi dụng bất kỳ quốc gia nào và bất kỳ nhà lãnh đạo nào tin tưởng và chấp nhận lời hứa của họ, vốn là những thứ hầu như không bao giờ được thực hiện”.

Nhiều quốc gia đang phát triển, bao gồm Kenya, Nepal và Mozambique, đã trở thành “con nợ” của Trung Quốc khi tham gia sáng kiến ​​đầu tư Vành đai và Con đường (BRI). Năm 2013, Bắc Kinh đã đưa ra sáng kiến ​​xây dựng các tuyến đường thương mại nối Trung Quốc với các khu vực khác trên thế giới trong nỗ lực xây dựng ảnh hưởng địa chính trị.

Cả Pakistan và Afghanistan đều là thành viên BRI. Afghanistan bắt đầu tham gia BRI năm 2016. Ngày 2/9 vừa qua, Taliban bày tỏ mong muốn tiếp tục là một phần của BRI.

Hôm đó, Abdul Salam Hanafi, một thành viên cấp cao trong đoàn đàm phán của Taliban, nói với trợ lý ngoại trưởng Trung Quốc Ngô Giang Hạo rằng BRI sẽ “đóng góp vào sự phát triển và thịnh vượng của khu vực”.

Ông Moore cho biết, ĐCSTQ đang khai thác các quốc gia dễ bị tổn thương và thông qua các nhà lãnh đạo thúc đẩy chương trình nghị sự của họ.

Ông nói: “Và những gì đang diễn ra trên khắp thế giới một cách từ từ và Taliban sẽ học được gì, Pakistan sẽ học được gì, một số quốc gia khác nữa chọn đi theo con đường này sẽ học được gì, là bài học thấm nhuần của người Trung Quốc đã từ lâu nhưng không được phép nói ra, chính là: Nạn nhân đầu tiên của những thứ tồi tệ nhất của ĐCSTQ chính là người dân của nó, là người dân Trung Quốc”.

Tác giả: Frank Fang&Jan Jekielek

Frank Fang là nhà báo người Đài Loan, Thạc sĩ về khoa học vật liệu tại Đại học Thanh Hoa ở Đài Loan, chuyên đưa tin về Trung Quốc và Đài Loan.

Jan Jekielek là Biên tập viên cao cấp của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “American Thought Leaders”. Sự nghiệp của Jan bao gồm hoạt động trong các lĩnh vực học thuật, truyền thông và nhân quyền quốc tế. Năm 2009, anh tham gia The Epoch Times toàn thời gian và đã đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả với tư cách là Tổng biên tập trang web. Anh là nhà sản xuất bộ phim tài liệu về Holocaust từng đoạt giải thưởng “Tìm được Manny”.

NGUỒN: https://www.ntdvn.com/the-gioi/trung-quoc-hinh-thanh-truc-lien-minh-moi-voi-pakistan-va-taliban-cuu-uy-vien-hoa-ky-cho-biet-243090.html

You may also like...

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *