Khủng hoảng Afghanistan thực sự làm tổn thương Biden thế nào?
Trong sách To Kill A Mockingbird (Giết con chim nhại), cô Maudie đã nói với Jem rằng mọi chuyện không bao giờ tồi tệ như cái vẻ ngoài.” Hiện tại, với Joe Biden, mọi thứ trông khá tăm tối.
Nhưng nếu tôi đào sâu hơn vào các trích dẫn, liệu có ví dụ nào chính xác hơn bài thơ ‘Nếu’ của Kipling – và đó là câu thơ nói về cách xem chiến thắng và thất bại như những kẻ mạo danh họ là ai? Các chính trị gia đã rỉ tai nhau từ bao đời nay rằng không có sự trở lại nào sau thảm họa này hay thảm họa kia, và – giờ đây – họ trở lại.
Việc làm tỏ tường chuyện Mỹ rút khỏi Afghanistan có nguồn gốc từ cuốn sách giáo khoa chưa được viết có nhan đề “làm thế nào để mất tất cả”. Những cảnh báo đã không được ngó ngàng, thông tin tình báo rõ ràng là hoàn toàn không đủ, việc lên kế hoạch thật thảm hại và việc thực thì tồi tệ.
Hãy chỉ tập trung vào một điều – dù rằng có rất nhiều con số đáng để đem ra soi xét.
Cuộc rút quân diễn ra trong “mùa giao chiến” – cụm từ mà tôi phải nói rằng mình luôn thấy kỳ quặc thì đúng hơn. Thế nhưng ở Afghanistan, có mùa giao tranh bắt đầu vào mùa xuân – và rồi vào mùa đông, khi mà cả đất nước đóng băng, là thời điểm mà Taliban quay trở về quê nhà mình. Phải chăng không có ai nghĩ từng rằng biết đâu sẽ tốt hơn nếu ra lệnh rút quân vào mùa đông khi lực lượng Taliban không có mặt, để sẵn sàng trám khoảng trống?
Kết quả cuối cùng có thể rồi cũng như nhau – Taliban vẫn tiếp quản – nhưng nó gần như chắc chắn sẽ dẫn đến một cuộc rút quân có trật tự hơn. Tuy nhiên, chính quyền Biden muốn có một ngày thu hút. Họ muốn việc rút đi phải hoàn tất trước ngày 11/9. Hai mươi năm kể từ ngày 11/9 – một thời hạn mà tự con người đặt ra.
Thêm một trích dẫn. Sau sự kiện Vịnh Con lợn đầy thảm họa, khi những người di cư Cuba được CIA hậu thuẫn cố gắng lật đổ Fidel Castro, John F Kennedy – tổng thống vào thời suy tàn đó – đã đau đớn lưu ý rằng chiến thắng có cả trăm ông bố, nhưng thất bại thì là một đứa mồ côi.
Hiện Joe Biden là trẻ mồ côi. Và điều đó có thể gây ra hậu quả cho nhiệm kỳ tổng thống của ông; và quan trọng hơn nữa là cách mà thế giới nhìn vào nước Mỹ.
Chiến dịch tranh cử của Biden có thể được rút gọn thành ba thông điệp để làm ông trở nên khác biệt với Donald Trump. Đầu tiên, ông ấy đồng cảm hơn. Ông ấy có năng lực hơn. Và thay vì “Nước Mỹ trên hết”, thì giờ đây câu thần chú thay thế sẽ là “Nước Mỹ đã trở lại”.
Nhưng trong bài phát biểu ngày hôm qua của mình, ông không có nhiều sự thấu cảm với hàng ngàn người Afghanistan đã giúp đỡ người Mỹ trong 20 năm qua. Về năng lực, ngay cả những người cổ vũ nhiệt thành nhất cho ông cũng sẽ khó mà nói rằng cuộc rút quân của Mỹ là bất cứ thứ gì khác, ngoài sự hỗn loạn.
Và sau những sự kiện làm hoang mang trong những ngày qua, chính xác thì nước Mỹ sẽ trở lại thế nào đây? Nhiều người nhìn thấy rằng sự giám sát của Biden tại Afghanistan cho thấy rõ nó như thể là sự tiếp nối tuyến tính của các chính sách Nước Mỹ trên hết thời Donald Trump – và, như một số người đã bông đùa một cách tàn nhẫn, nó thậm chí còn không được tổ chức tốt bằng.
Điều đó có khả năng gây tổn hại sâu sắc.
Nhưng chỉ xét về mặt chính sách, Joe Biden hoàn toàn ngang ngạnh. Ông đã huy động tố chất Harry Truman bên trong mình và làm rõ trong bài diễn văn rằng dòng tiền sẽ dừng lại vào thời của ông. Tuy nhiên, ông ấy rất hào hứng đổ trách nhiệm hệt cách mà một cái máy rải phân bắn đi mọi hướng. Lãnh đạo Afghanistan không có động lực chiến đấu, các lực lượng vũ trang Afghanistan không có tinh thần ra trận; Donald Trump đã thương thảo một thỏa thuận tồi.
Joe Biden có thể vui tính, nhưng cũng hay gắt gỏng. Ông ta không thích bị chất vấn, và trong nhiều vấn đề về chính sách đối ngoại, ông luôn tự tin về sự đúng đắn của mình.
Joe Biden chưa bao giờ là người theo chủ nghĩa “can thiệp cấp tiến”, luôn cho rằng nền dân chủ cấp tiến là thứ có thể được vận chuyển khỏi Cảng Baltimore bằng các container 40 feet và xuất khẩu đi khắp thế giới. Ông cho rằng quân đội Mỹ chỉ nên ở nước ngoài để bảo vệ các lợi ích trọng yếu của Mỹ. Và với việc phần lớn al-Qaeda bị đánh bại, Osama Bin Laden đã chết, thì việc đã xong. Đến lúc trở về nhà.
Tôi muốn bổ sung rằng, đó là quan điểm mà hàng triệu người Mỹ cũng đồng tình. Nhưng việc phê duyệt chính sách rất khác với việc thực hiện không đúng cách. Và điều gì sẽ xảy ra nếu các nhóm khủng bố, cảm thấy bạo gan hơn nhờ chiến thắng của Taliban, quyết định mở các cuộc tấn công của riêng mình nhằm vào người Mỹ ở nước ngoài – hoặc người Mỹ trong nước? Đến lúc đó thì nó có thể là một thảm họa chính trị.
Điều này dẫn chúng ta đến cách mà các nhà lãnh đạo phương Tây nhìn về nước Mỹ hiện tại. Một mẩu chuyện hấp dẫn đã được kể tại một cuộc họp báo của Cố vấn An ninh Quốc gia của Joe Biden. Từ khi Kabul sụp đổ, Jake Sullivan tiết lộ, Biden đã không nói chuyện với bất kỳ nhà lãnh đạo thế giới nào. Điều này có phải không đáng ngạc nhiên, bởi có rất nhiều quốc gia khác – bao gồm cả Anh – đã dành nguồn lực khổng lồ cho Afghanistan? Sau cuộc họp báo của Sullivan, Nhà Trắng thông báo rằng Biden đã nói chuyện với Thủ tướng Anh Boris Johnson.
Khi G7 tập hợp ở Cornwall và các quốc gia Nato gặp nhau tại Brussels, một cảm giác nhẹ nhõm có thể thấy được ở các thủ tướng và tổng thống khi Mỹ có một tổng thống hướng ngoại hơn đang nắm quyền. Nhưng với những gì đã diễn ra – nước Mỹ đã bị bẽ mặt như thế nào, cách mà Joe Biden bắt tay vào chính sách vốn bị các nhà lãnh đạo này cảnh báo – thì giờ đây tốt nhất là phải thận trọng hơn.
Và, ngoài Taliban ra, tất nhiên ai sẽ cảm thấy có lợi nhất từ cuộc rút quân của Mỹ? Đây, ba quốc gia thân cận với Afghanistan – Nga, Iran và Trung Quốc. Tôi không chắc rằng đó có là điều trong đầu Joe Biden hay không khi ông nói sau bài diễn văn nhậm chức rằng “Nước Mỹ trở lại”.
Nguồn: BBC