Tại sao tất cả những người Cộng sản Trung Quốc đều quỳ gối trước Mao Trạch Đông?
Việc Tập Cận Bình thúc đẩy sự tôn sùng thái quá với Mao Trạch Đông ngày nay, có lẽ còn cao hơn nhiều so với sự tôn thờ thực sự trong lòng ông ấy, bởi Tập muốn thực hiện chế độ độc tài và sùng bái chính cá nhân ông. Lão ma đầu Cộng sản Mao Trạch Đông chỉ là thứ bị lợi dụng mà thôi.
Tuy nhiên, đối với các vị nguyên lão thế hệ trước của ĐCSTQ, Mao Trạch Đông không chỉ là một pho tượng bằng đất sét bị lợi dụng, mà là đấng tối cao của tà đảng. Mọi người đều phải quỳ gối trước y và thất kinh lúc nửa đêm mỗi lần nghĩ tới y.
Đặng Tiểu Bình, một người ngang ngược bá đạo, đến chết cũng không chịu thừa nhận sai lầm của mình. Chỉ vì 7, 8 người cánh hữu nhất quyết không chịu “sửa sai” theo ý mình, năm đó Đặng Tiểu Bình đã kiên quyết thanh trừng 2, 3 triệu người phe cực hữu. Đối với ông ta, việc này cũng là điều cần thiết và chính xác, chỉ là hơi phóng đại một chút mà thôi.
Nhưng đối với Mao Trạch Đông, một thây ma trấn giữ ở Trung Nam Hải, Đặng Tiểu Bình mới nghe hơi mà đã sợ mất mật, không ngần ngại đổi trắng thay đen, tự bêu xấu bản thân.
Hay như Chu Ân Lai một người thường trêu đùa người khác trong lòng bàn tay, nhưng trước mặt Mao Trạch Đông, y lại vâng vâng dạ dạ như một thái giám tổng quản. Trong mọi việc, Chu Ân Lai đều cố gắng hết sức để lấy lòng Mao Trạch Đông.
Khi Mao lâm vào tình thế khó khăn, Chu Ân Lai đã tìm mọi cách nói đỡ, giải vây giúp Mao. Ví như, khi Mao mang họa cho người dân tại Đại Lục vì hành động tuỳ tiện của mình và gây ra nhiều sự bất mãn, thậm chí gây nguy hiểm đến ngai vàng quyền lực của y, Chu Ân Lai vẫn đi ngược lại lòng dân mà gắng sức bảo vệ Mao Trạch Đông. Chu Ân Lai bị Mao Trạch Đông chỉnh đốn đến mức sợ mất mật. Ngay khi lâm nạn trên bàn mổ, Chu vẫn hô hào, nhằm biểu thị lòng trung thành của mình.
Có thể thấy, những vị lãnh đạo của đảng như những tên thái giám vốn quen giở trò ma mãnh với người khác, từng là cấp trên hoặc lãnh đạo trực tiếp của Mao Trạch Đông suốt một thời gian dài, nay lại bị Mao Trạch Đông chỉnh đốn đến mức đến chết cũng không dám có chút hai lòng.
Khang Sinh và Kha Khánh Thi là những vị lãnh đạo trong giới cấp cao của ĐCSTQ. Họ vốn đã quá quen thuộc với các cuộc đấu đá và cắn xé trong nội bộ đảng, và là những ma đầu khiến mọi người nghe danh mặt đã biến sắc. Nhưng họ đều quỳ gối trước Mao Trạch Đông, cam chịu làm tay sai cho y.
Chưa kể hàng triệu, hàng chục triệu tín đồ của đảng đã bị Mao giết hại. Những thi thể đó đã trải khắp những tháng năm dài, từ vùng đỏ cách mạng của ĐCSTQ đến Quảng trường Thiên An Môn, nơi thi thể của Mao vẫn nằm ở đó.
Trong số đó, nổi tiếng là Bành Đức Hoài và Lưu Thiếu Kỳ bị chết đói trong tù. Hạ Long và Hoàng Kính – Bí thư Thành ủy Thiên Tân, bị Mao Trạch Đông doạ cho phát điên vì từng chung sống với bà Giang Thanh khi còn trẻ.
Mặc dù hoạt động của băng đảng ĐCSTQ tuân theo quy luật của lò luyện đan. Phàm đã lọt vào cái lò luyện đan này không ai là người dễ dây. Nhưng Mao Trach Đông vẫn có thể cắn chết con rết chúa mà mọi người khiếp sợ. Vậy nên tự nhiên y sẽ có bản lĩnh hành ác vượt trội so với những thành viên khác trong đảng.
Trước hết, từ khi còn trong bụng mẹ, Mao Trạch Đông đã có một năng khiếu bẩm sinh. Đó là ông ta rất giỏi trong việc nhận diện điểm yếu của người khác và hạ thủ nhắm vào điểm yếu đó.
Bản thân Mao từng khoe rằng khi còn nhỏ, trước áp lực cao vì sự chuyên chế của cha mình, ông đã cãi lời cha rồi nhảy xuống sông tự sát. Cha mẹ ông ta sợ đến mức nhượng bộ ngay lập tức và ông ấy đã nắm chắc điểm yếu của họ. Sau đó cha ông không thể chiếm thế thượng phong được nữa.
Phương thức đe dọa này của Mao Trạch Đông cũng được sử dụng không ít trong nội bộ ĐCSTQ. Ví như, ông ta thường xuyên ngâm lại khúc “Lên lại núi Tỉnh Cương” và khởi xướng những cuộc cách mạng. Hoặc ông ta tay nâng hiến pháp và quy chế của đảng, rồi nói rằng người khác đã tước đoạt quyền của mình, và buộc ĐCSTQ phải vâng dạ rút lui và cho phép y thỏa sức làm càn.
Tất nhiên, việc học hỏi và tiếp thu kinh nghiệm của Mao Trạch Đông cũng là điều không thể thiếu giúp ông ta trở thành một bậc thầy thao lược lão luyện. Mao Trạch Đông rất thích đọc sách, có thể nói sách chẳng rời tay.
Nhưng điều ông ta đúc kết được từ trong những cuốn sách văn hóa hàng ngàn năm lịch sử của Trung Quốc là thuật đế vương, làm thế nào để tranh giành quyền lực với người khác.
Ví như, trong quá trình bổ nhiệm Vương Hồng Văn, Mao Trạch Đông đã yêu cầu Vương Hồng Văn đọc cuốn “Lưu Bồn Tử Truyện” thời Hán. Có thể thấy rằng Mao Trạch Đông đã rút ra những chiêu thuật chính trị từ những cuốn sách cổ trong lịch sử.
Tuy nhiên, lý do quan trọng nhất khiến Mao Trạch Đông giành chiến thắng trong cái lò luyện đan của ĐCSTQ có lẽ là thủ đoạn chỉnh người. Đối với ông ta mà nói, đấu với người vui khôn cùng.
Chính Mao Trạch Đông từng nói: “Đấu với trời vui khôn cùng, đấu với đất vui khôn cùng, đấu với người vui khôn cùng.” Kỳ thực, ba cuộc đấu của Mao Trạch Đông suy cho cùng chỉ là một, nghĩa là đấu với người khác là niềm vui vô tận của y.
Đấu với người khác là nguồn vui đối với Mao Trạch Đông. Những đảng viên khác của ĐCSTQ tuy rằng cũng rất coi trọng tà thuật chỉnh người, nhưng chúng chỉ được coi là một phương tiện, chứ không thể vươn lên đến cảnh giới của Mao.
Sự khác biệt tinh tế giữa Mao và những người khác có thể được so sánh với sự khác biệt giữa một nghệ nhân và một người thợ thủ công. Vì vậy, dù ĐCSTQ có đầy rẫy những kẻ xấu xa, nhưng họ đều phải quỳ gối trước Mao Trạch Đông.
Ngày nay, ông Tập Cận Bình nhất tâm noi gương Mao Trạch Đông. Nhưng Tập không có tài năng thiên bẩm, không có kiến thức và đam mê, thì e rằng cuối cùng cũng xôi hỏng bỏng không, sẽ phải bẽ mặt mà thôi.
Lưu Thanh, Đài Á Châu Tự Do
(Bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.)
Muchas gracias. ?Como puedo iniciar sesion?
[url=http://krak.website]как зайти на kraken kraken onion site[/url] – kraken официальные ссылки, kraken ссылка тор